Thác Vạn Mơ (hay còn gọi là thác Chòi – thác Chín tầng) nay thuộc xã Cự Thắng – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú thọ.
Từ Hà Nội, bạn qua Sơn Tây, tới cầu Trung Hà, men theo dọc sông Đà về Thanh Thủy, từ đây bạn hỏi đường về xã Cự Thắng – huyện Thanh Sơn (khoảng 20km) là tới. Độ dài cho toàn bộ hành trình khoảng 120km.
Tên thác Vạn Mơ là do ban đầu người ta lấy tên ghép của đôi vợ chồng “Anh Vạn – chị Mơ” – là những người tìm ra dòng thác đẹp này đặt cho. Chính thế nên nhiều lữ khách hay chữ đến nơi đây đã để lại thơ rằng: Vạn – Mơ tên vợ tên chồng/Hoang sơ tìm đến, dụng công tạo thành…
< Tầng 2 của Thác.
Lúc đầu thác được gọi là thác “Vạn – Mơ”. Lâu dần, người ta chọn cách gọi là thác Mơ cho giản tiện và gần gũi hơn.
Thác Vạn Mơ là một hệ thống nhiều thác lớn nhỏ nối tiếp nhau (do đó nó còn có tên gọi là Thác Chín tầng), trong đó có một thác cao trên 50m, vách đá dựng đứng. Thác cuối cùng cao khoảng 20m – dội xuống một bãi thoải khá rộng , vào mùa hè có thể tắm mát, bơi lội, nghỉ ngơi bên thác này, khá đẹp và lãng mạn
< Đường lên thác tuy vất vả nhưng rất đẹp, nhất là với những người mê săn ảnh.
Nước đổ qua những tảng đá lớn xanh màu rêu rồi chảy xuống ghềnh đá ngay phía dưới. Bọt nước bắn tung tóe và hơi nước bay ra trắng xóa một vùng. Xung quanh cây rừng rậm rạp xanh um. Trên những vách đá là những bộ rễ chằng chịt của những cây cổ thụ.
< Cảnh núi rừng nhìn từ tầng 3 của thác.
Leo một đoạn dốc thẳng đứng là tới tầng thứ hai của con thác. Ở tầng này, thác không cao cũng không rộng. Nhưng điều thú vị nhất là đứng tại đây có thể nhìn bao quát được cả khu vực hạ nguồn thác Chòi.
Từ tầng thác thứ nhất, để lên đến được tầng thác cuối cùng có hai cách đi. Một là cứ đắm mình xuống dòng nước trong vắt, mát rười rượi, rồi theo những phiến đá cheo leo, trơn trượt mà đi dần lên.
Cách thứ hai là men theo những con đường mòn dọc triền núi để đi, rồi cứ đến một tầng thác lại đu mình mà trèo xuống.
Trên dọc đường đi nếu cao hứng, bạn cứ thoải mái ngả lưng trên những phiến đá phẳng lỳ như một chiếc giường, mà trong các pho sử truyền miệng của người địa phương, thì chỗ đó, thỉnh thoảng các nàng cung mây sau khi tắm mình vẫn tìm lên đây mà hưởng nắng trần gian. Nhưng để lên được tầng thác cuối cùng không phải đơn giản. Thế nên, nhiều người khi đến đây chỉ chinh phục đến khoảng tầng thác thứ 4 đã đành phải chùn chân nhìn lên phía trên đầy nuối tiếc.
< Một dải cầu vòng trong thác rất lạ.
Một điều rất thú vị nữa ở đây là nếu bạn đến vào một ngày nắng đẹp, rất có thể sẽ gặp được cảnh cầu vòng trên thác rất đẹp…
Hoặc ngỡ ngàng trước rừng bướm như cậu bé con này…
Ngoài ra, do thác nước này nằm trong một khu rừng nguyên sinh, nếu bạn thích khám phá sau khi leo thác bạn có thể làm một chuyến checking khu rừng luôn, cả khu rừng này khoảng gần 40 Ha thuộc cuối xã Cự Thắng, được 2 vợ chồng anh Vạn nhận giao đất rừng 50 năm, nên khi thám hiểm rừng các bạn sẽ được anh chị sẽ hỗ trợ thêm về kinh nghiệm, với chúng tôi thì đây mà một địa điểm dã ngoại, thám hiểm, sinh thái rất tuyệt vời!
Đi tìm ngọn thác bị bỏ quên
Du lịch, GO! - Theo Trang tin Phú Thọ, tham khảo: Hải Bùi’s Flickr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét