Dơi quỷ. Trong số 1.000 loài dơi được biết đến, chỉ có 3 loài là hút máu người. Trong khi dơi chân lông và sơi cánh trắng chỉ hút máu động vật thì dơi quỷ hút cả máu người và máu động vật.
Candiru. Loài cá trê này là loài hút máu người đáng sợ nhất trong thế giới động vật, nhưng bạn sẽ an toàn nếu như không đi vệ sinh tại những con sông ở Amazon và Orinoco.
Muỗi cái. Bản chất việc muỗi đốt không gây ra nguy hiểm, nhưng những căn bệnh mà nó mang theo và lây truyền khi đốt người mới thực sự là thàm họa. Ví dụ căn bệnh sốt rét mà tác nhân truyền bệnh là muỗi đã khiến hơn 3 triệu người mất mạng/năm.
Ve. Loài này có thể hút lượng máu nhiều gấp 600 lần trong lượng cơ thể. Chúng thích sống ở những vùng ấm, có rừng, gần nước. Nó cũng là tác nhân gây bệnh Lyme, một bệnh làm suy nhược cơ thể.
Cá mút đá. Đây là một loài cá cổ. Chúng không có hàm, có vảy. Cá mút đá cần 7 năm để phát triển đầy đủ, nhưng khi đó, chúng thực sự là một quái vật. Nó bám vào cơ thể nạn nhân và hút máu khi những loài này đang bơi, không có khả năng tự vệ.
Rệp. Loài này đã theo chúng ta từ hàng nghìn năm trước, từ thời còn ở trong hang đến giờ. Chúng thường ẩn mình trong tối và ra hút máu khi đêm xuống.
Rệp Kissing. Sở dĩ có tên gọi kissing vì loài rệp này thường hút máu trên mặt người. Nó còn là tác nhân gây bệnh Chagas ở châu Phi, một loại bệnh ảnh hưởng đến tim, tiêu hóa.
Đỉa. Chúng thường sống nhiều ở nơi có nước. Khi hút máu, đỉa tiết ra chất chống đông máu, và nhờ lý do này chúng được dùng để chữa bệnh cho các bệnh nhân bị máu đông.
Bọ chét. Có rất nhiều loài bọ chét, với những phân định rõ ràng: bọ chét chó, mèo, chuột, người…
Chấy. Cũng là một loài ký sinh, nhưng rận còn “khó tính” hơn bọ chét khi nó chỉ nhắm vào những bộ phận nhất định của những con mồi nhất định.
Chim hút máu. Loài này có chiến lược hút máu khá độc đáo: chúng chỉ tạo ra những vết thương mở nhỏ trên cơ thể những con chim lớn hơn để nạn nhân không quay lại đánh chúng hoặc bỏ đi nơi khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét