Doanh thu trực tiếp từ việc bán các ứng dụng trên toàn cầu năm vừa qua là 7,3 tỷ USD. Tuy vậy mảnh đất này còn khá xa xôi đối với các doanh nghiệp sản xuất nội dung số trên di động trong nước.
ảnh minh họa
Không nhiều sản phẩm có tiếng vang
Canalys (tháng 6 /2011) dự báo rằng doanh thu trực tiếp từ việc bán các ứng dụng, mua in-apps và đăng ký qua điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ là 7,3 tỷ USD trong năm 2011 tăng lên 36,7 tỷ USD vào năm 2015.
Cả nước hiện có hơn 200 công ty sản xuất chuyên cung cấp dịch vụ nội dung số trên di động, trong đó có việc cung cấp các ứng dụng cho các kho ứng dụng App store, Google Play, Ovi... Tuy vậy phần lớn các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm nội dung số quen thuộc như nghe nhạc, nhạc chuông, đọc sách, bói toán, mini game, v.v… Các nội dung này chủ yếu được cung cấp thông qua đầu số của các nhà mạng với nội dung tương tự nhau.
Trong khi đó các nội dung cung cấp trên các kho ứng dụng thế giới dù có đậm chất Việt tuy nhiên những nội dung này còn khá đơn giản. Cụ thể như ứng dụng “Chế Mon” giúp gười dùng sẽ dễ dàng theo dõi những mẫu truyện Doraemon chế được post bởi các thành viên trong hội hay ứng dụng “Hỏi xoáy đáp xoay” cung cấp những thước phim vui nhộn của chương tình hài được yêu thích hiện nay. Cả hai ứng dụng thu hút khoảng từ 50.000 đến 100.000 lượt tải về. Ngoài ra, các ứng dụng được tải lớn thuộc về các nhà cung cấp nội dung số lớn trên PC như FPT, VNG… Dù vậy các ứng dụng này chủ yếu là được chuyển nội dung từ PC sang di động cho phù hợp với thói quen sử dụng thiết bị của người dùng. Hầu hết các ứng dụng này cũng hoàn toàn miễn phí.
Ông Trần Vũ Tất Bình – Giám đốc sản phẩm Mage Strike của công ty MeCorp - một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ nội dung số cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước. Tuy vậy, việc xây dựng được nội dung đặc trưng, khác biệt chỉ riêng cho người Việt đã là một thách thức không nhỏ… Trong khi đó việc đưa ứng dụng cạnh tranh ra thị trường thế giới như trên các kho ứng dụng đòi hỏi doanh nghiệp còn phải đầu tư rất nhiều về nhân lực và vật lực.
Con đường còn lắm chông gai
Ước tính chi phí cho một ứng dụng đạt chất lượng để có thể kinh doanh trên AppStore hay Google Play khá cao (khoảng 100.000 USD). Chi phí này bao gồm cả đầu tư về máy móc thiết bị, nhân lực, chi phí quảng bá, vận hành, ... Các doanh nghiệp Việt không thiếu nhân tài lẫn ý tưởng nhưng thực tế không phải công ty nào cũng đủ lực để duy trì khi mà doanh số sản phẩm bán ra không kịp thu hồi vốn để tái đầu tư. Các doanh nghiệp lớn như FPT, Viettel, VTC…có hướng đi khác khi đi xây dựng khó ứng dụng riêng trên di động cho mình. Trong khi các doanh nghiệp nội dung số vừa và nhỏ thiếu vốn và cả nhân lực thì các kho ứng dụng thế giới là mảnh đất đầy cơ hội. Ông Lê Duy Tài, chuyên viên công nghệ chia sẻ, các doanh nghiệp Việt nên đầu tư tốt cho thị trường trong nước trước khi có đủ sức và lực để cạnh tranh ra thị trường nước ngoài.
Ông Bình cho biết, “Tháng 6 vừa rồi chúng tôi triển khai phiên bản thử nghiệm Mage Strike tại Google Play. Phiên bản riếng Việt có tên Pháp sư đại chiến. Trong thời gian ngắn, ứng dụng này thu hút trên 50.000 lượt tải. Đây là một tín hiệu tốt với một ứng dụng mới đưa ra giới thiệu”.
Mage Strike - một trong những ứng dụng hiếm hoi thu hút người dùng nước ngoài |
Ông Bình chia sẻ, sở dĩứng dụng có thể thu hút lượng người sử dụng lớn trong thời gian đầu vì đáp ứng được thị hiếu người Việt. “Mage Strike bước đầu thu hút được người dùng Việt Nam và thế giới do ứng dụng này đánh đúng được thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên để trở thành một ứng dụng thành công và nổi tiếng trên kho ứng dụng thế giới là một chặng đường rất chông gai. Dù vậy chúng tôi rất tự tin và khả năng của mình”, ông Bình nói.
Cơ hội cạnh tranh và phát triển trên thị trường ứng dụng di động thế giới là rất lớn. Tuy vậy trong khi thị trường nội dung số trong nước còn đang sơ khai thì mảnh đất này vẫn đủ cho các doanh nghiệp khai thác.
(theo zing)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét