Loài Sao la trên dãy Trường Sơn được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nhưng qua 20 năm, từ ngày phát hiện ra nó, hơn 3/5 số lượng cá thể của loài này đã biến mất.
Một cá thể Sao la ở Trường Sơn qua bẫy ảnh. Ảnh: WWF Phát hiện ấn tượng của 100 năm quaLoài Sao la (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis Dung et al.1993) - đây là loài thú lớn đặc hữu hẹp của hệ sinh thái rừng Trường Sơn.Vào tháng 5/1992, Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh). Đó là kết quả đáng tự hào của nhóm nghiên cứu gồm: Vũ Văn Dũng, Nguyễn Mộng Dao, Đỗ Tước và Jonh Makiner (người Anh).Đó được xem là một phát hiện ấn tượng nhất từ cuối thế kỷ XIX - đầu XX, gây một chấn động mạnh đối với khoa học thế giới. Sau đó, Sao la được giới khoa học thế giới vinh danh “kỳ lân châu Á” bởi có sừng thon dài. Sao la là động vật có vú, nguy cơ tuyệt chủng cao nhất sống ở vùng rừng núi Trường Sơn, Việt Nam và có tên trong Sách Đỏ thế giới.Một cá thể Sao la ở Trường Sơn ở tuổi mới trưởng thành. Ảnh: VACNE
Cũng kể từ đó, các cuộc nghiên cứu liên tục được duy trì trên diện rộng ở Trường Sơn. Theo đó, chỉ phân bố ở hệ sinh thái rừng Trường Sơn cả ở hai phía Việt - Lào. Riêng Việt Nam, vùng phân bố lịch sử của Sao la kéo dài từ Quế Phong, Nghệ An (khoảng 19 độ 30 phút Bắc) xuống đến xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam (khoảng 15 độ 50 phút Bắc).PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng, Ủy viên Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: “Điểm đặc biệt của loài đặc hữu này là không phân bố tập trung mà chỉ hình thành các nhóm nhỏ dưới 10 cá thể, sống rải rác và cách xa nhau. Đến nay, đã ghi nhận được Sao la cư trú tại 50 xã, thuộc 20 huyện, của 6 tỉnh. Thừa Thiên Huế là tỉnh có số xã ghi nhận Sao la cao nhất với 18 xã, tiếp đến là Quảng Bình (9 xã), Quảng aNam (6 xã)...”.Theo PGS. Nguyễn Xuân Đặng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát đến năm 2007 - 2008, một số khu vực phân bố chính của Sao la là: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, VQG Pù Mát (đều thuộc Nghệ An); VQG Vũ Quang; khu vực Tây Nam Quảng Bình - Bắc Quảng Trị; Thừa Thiên Huế - Quảng Nam. Các khảo sát trên được kết luận do tìm thấy các dấu chân, vết ăn trên lá cây, kết quả phỏng vấn người dân cho biết đã gặp loài này.
Một cá thể Sao la ở Trường Sơn qua bẫy ảnh. Ảnh: WWF
Một cá thể Sao la ở Trường Sơn ở tuổi mới trưởng thành. Ảnh: VACNE |
Chụp lại hình một cá thể Sao la ở rừng Trường Sơn. Ảnh: T.Đ.Hà |
Còn không quá 200 cá thể
Dẫu vậy, “sau gần 20 năm nghiên cứu và bảo tồn, những hiểu biết của chúng ta về loài Sao la vẫn còn rất hạn chế. Và tình trạng các quần thể Sao la có xu hướng ngày một xấu đi…” - PGS. Đặng cũng thừa nhận.
Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp Sao la vào bậc nguy cấp (EN) và Danh lục Đỏ IUCN. Nhưng từ năm 2010, mức đe dọa của loài này được nâng lên CR - rất nguy cấp. Hiện rất khó xác định được số lượng Sao lao hiện nay ở Việt Nam nhưng PGS. Đặng cho hay, hiện không còn quá 200 cá thể.
Đây là một con số rất đáng báo động khiến các nhà nghiên cứu phải xót xa. Bởi từ khi phát hiện ra loài này vào năm 1992 ở Vũ Quang, rồi khảo sát khắp Trường Sơn cho thấy có khoảng 500 cá thể. Nhưng chỉ trong 20 năm, số cá thể Sao la ở Việt Nam chỉ còn chưa đầy 200.
Không những số lượng ít, quần thể Sao la hiện đang bị chia cắt sâu sắc thành những nhóm nhỏ, tách biệt nhau. Ban quản lý VQG Vũ Quang - nơi phát hiện ra Sao la đầu tiên, cho biết: 4 năm trước, nhóm đối tượng ở huyện Hương Sơn sang bắn được một con. Bị phát hiện, chúng vứt Sao la lại và bỏ chạy. Người của vườn đã đưa ra Hà Nội để nghiên cứu, nhưng nó đã bị chết và từ đó đến nay chưa gặp lại một cá thể nào khác.
Bộ tem về Sao la được phát hành năm 2000. Ảnh: T.Đ.Hà |
Ðể không là “tê giác một sừng thứ hai”
Sau khi phát hiện ra Sao la, đã có khoảng 10 dự án hợp tác quốc tế lớn đầu tư trực và gián tiếp cho khảo sát và bảo tồn loài này nhưng theo PGS. Đặng, cá thể Sao la vẫn giảm quá nhanh bởi các nguyên nhân sau: nạn săn bắt, đặt bẫy và buôn bán động vật hoang dã diễn ra quá tràn lan, Sao la ngày càng có giá trị cao trên thị trường; đa dạng sinh học Trường Sơn đang suy thoái dần, bị phân mảnh, mất liên kết; năng lực quản lý bảo tồn còn hạn chế, tổ chức bảo tồn Sao la cấp quốc gia chưa có và ý thức người dân còn quá thấp; những hiểu biết về loài này hạn chế nên chưa có giải pháp bảo tồn đặc thù và công tác bảo tồn vẫn chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài...
PGS. Đặng đề xuất: “Cần chú ý nhất bây giờ là hai khu vực có tầm quan trọng đặc đối với loài Sao la ở Việt Nam là: Thừa Thiên Huế - Quảng Nam (còn khoảng 40 - 50 cá thể) và Tây Nam Quảng Bình - Bắc Quảng Trị (30 - 40 cá thể)”.
Việc bảo tồn 200 con Sao la còn lại đang vấn đề của cả quốc gia, cả xã hội và cần sự vào cuộc của tất cả cộng đồng. Cấp quản lý nhà nước cần quan tâm mạnh hơn nữa đến sự đe dọa tuyệt chủng của loài này. Để bảo tồn loài này, cần xây dựng các vùng cảnh quan bảo tồn Sao la có diện tích đủ lớn và bao trùm hết, hoặc hầu hết các tiểu quần thể Sao la trong vùng đó. Vùng cảnh quan bảo tồn cần có các khu bảo tồn thiên nhiên làm hạt nhân, khu tăng cường bảo tồn Sao la và vùng đệm.
Nhiều nhà nghiên cứu tự nhiên đã phát biểu trong nhiều cuộc họp rằng: “Mong Sao la sẽ không là loài tê giác một sừng thứ hai” (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) ngày 25/10/2011, thông báo tê giác một sừng đã tuyệt chủng ở Việt Nam).
Nghệ - Tĩnh đã mất Sao la? Một trong những người đầu tiên phát hiện ra loài Sao la vào năm 1992 - ông Vũ Văn Dũng (Viện Ðiều tra và Quy hoạch rừng) cho biết: “Theo tôi, bây giờ ở rừng Trường Sơn của Nghệ An và Hà Tĩnh đã không còn một con Sao la nào nữa rồi.
|
(theo suckhoedoisong _
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét