Các nhân viên ở Công viên quốc gia Galapagos ở Ecuador cho biết rùa khổng lồ nổi tiếng Lonesome George vừa chết ở tuổi 100.
Cái chết của Lonesome George chưa được xác định
Vì không có con và cũng là cá thể cuối cùng của giống rùa Chelonoidis nigra abingdoni, nên rùa Lonesome George được cho là sinh vật hiếm nhất trên hành tinh vừa “qua đời”.
Từ nhiều thập kỷ nay, các chuyên gia môi trường cố gắng giúp cá thể rùa sống trên Đảo Pinta giao phối, sinh sản với nhiều rùa cái thuộc giống tương tự trên quần đảo Galapagos, nhưng không thành công.
Các nhà khoa học không biết chính xác tuổi của Lonesome George, chỉ ước tính rằng nó thọ khoảng 100 tuổi – tuổi thọ không cao vì các các thể cùng giống trước đây có thể sống tới 200 tuổi.
Lonesome George được một nhà khoa học người Hungary tìm thấy trên đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos vào năm 1972. Từ đó đến nay, Lonesome George được nuôi trong Công viên quốc gia và trở thành biểu tượng của quần đảo.
Sau 15 năm sống chung với một rùa cái đến từ vùng núi lửa Wolf lân cận, Lonesome George có giao phối, nhưng trứng đẻ ra không được thụ tinh. Lonesome George cũng được ghép với một số rùa cái đến từ đảo Espanola gần đó, nhưng nó cũng không thể sinh sản được.
Các nhà khoa học không biết chính xác tuổi của Lonesome George, chỉ ước tính rằng nó thọ khoảng 100 tuổi – tuổi thọ không cao vì các các thể cùng giống trước đây có thể sống tới 200 tuổi.
Lonesome George được một nhà khoa học người Hungary tìm thấy trên đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos vào năm 1972. Từ đó đến nay, Lonesome George được nuôi trong Công viên quốc gia và trở thành biểu tượng của quần đảo.
Sau 15 năm sống chung với một rùa cái đến từ vùng núi lửa Wolf lân cận, Lonesome George có giao phối, nhưng trứng đẻ ra không được thụ tinh. Lonesome George cũng được ghép với một số rùa cái đến từ đảo Espanola gần đó, nhưng nó cũng không thể sinh sản được.
(theo BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét