Hoang mang hơn, “di sản” mà cô gái làng chơi này để lại là một cuốn nhật ký ghi chép rất tỉ mẩn những lần qua đường của các quý ông chán cơm thèm phở, kèm theo đó là tên tuổi, chức vụ của từng vị.
Thị trấn Đô Lương nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, chỉ tầm khoảng 2.000 người sinh sống nên mọi chuyện lớn bé xảy ra trên địa bàn đều trở thành chuyện làm quà của dân địa phương mỗi khi có khách tứ xứ ghé thăm. Câu chuyện về một cô gái bán cà phê kiêm hành nghề mua vui cho khách qua đường chết vì căn bệnh HIV để lại nhiều xáo trộn cho phố huyện nhỏ bé này.
Người đàn bà phận bạc
Chúng tôi tìm đến căn nhà cấp 4 nằm chênh chếch bên mép dòng Lam Giang đang rất hung dữ vào mùa lũ, những tưởng chỉ cần một cơn sóng lớn ào qua là có thể cuốn phăng đi tất cả. Đó là nơi chị Phan Thị Tình đã sống những ngày cuối đời trong sự ghẻ lạnh lẫn lời ong tiếng ve của người đời. Cũng chính nơi này, ngày trước chính là quán cà phê kiêm luôn nơi bán dâm cho khách mà Tình vừa là nhân viên, vừa làm chủ. Tiếp chúng tôi, bà Nhan, người mẹ chồng của chị đã bước qua tuổi 80 thoáng chút bất ngờ. Nhưng rồi trong sự trầm buồn lẫn hối tiếc, bà đã kể lại chuyện đắng lòng của cô con dâu xấu số, khốn khổ nhưng lắm điều tiếng thị phi.
Phan Thị Tình sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở một xã miền núi vùng cao của huyện Tân Kỳ, giáp ranh với Đô Lương, nơi khởi nguồn của mọi biến cố thăng trầm của cô sau này. Nghèo khó, thất học, cô bé Tình lớn lên trong sự thiếu thốn, tủi nhục nhưng dường như những điều ấy không làm cho nhan sắc trời phú của thiếu nữ phai phôi mà ngược lại, càng lớn, Tình càng phổng phao, xinh đẹp như bông hoa giữa đại ngàn.
15 tuổi, Phan Thị Tình rời nhà đi làm thuê cho một quán ăn ở thị trấn, về sau cô phiêu dạt xuống thị trấn Đô Lương cách nhà chừng 30 cây số, làm công việc bưng bê cà phê cho một quán nhỏ. Tại đây, Tình đã gặp Lê Văn Quân, một chàng trai hành nghề xe ôm, thường xuyên đến quán nhâm nhi cà phê và đã ngã lòng trước sắc đẹp của Tình.
Thị trấn Đô Lương nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, chỉ tầm khoảng 2.000 người sinh sống nên mọi chuyện lớn bé xảy ra trên địa bàn đều trở thành chuyện làm quà của dân địa phương mỗi khi có khách tứ xứ ghé thăm. Câu chuyện về một cô gái bán cà phê kiêm hành nghề mua vui cho khách qua đường chết vì căn bệnh HIV để lại nhiều xáo trộn cho phố huyện nhỏ bé này.
Người đàn bà phận bạc
Chúng tôi tìm đến căn nhà cấp 4 nằm chênh chếch bên mép dòng Lam Giang đang rất hung dữ vào mùa lũ, những tưởng chỉ cần một cơn sóng lớn ào qua là có thể cuốn phăng đi tất cả. Đó là nơi chị Phan Thị Tình đã sống những ngày cuối đời trong sự ghẻ lạnh lẫn lời ong tiếng ve của người đời. Cũng chính nơi này, ngày trước chính là quán cà phê kiêm luôn nơi bán dâm cho khách mà Tình vừa là nhân viên, vừa làm chủ. Tiếp chúng tôi, bà Nhan, người mẹ chồng của chị đã bước qua tuổi 80 thoáng chút bất ngờ. Nhưng rồi trong sự trầm buồn lẫn hối tiếc, bà đã kể lại chuyện đắng lòng của cô con dâu xấu số, khốn khổ nhưng lắm điều tiếng thị phi.
Phan Thị Tình sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở một xã miền núi vùng cao của huyện Tân Kỳ, giáp ranh với Đô Lương, nơi khởi nguồn của mọi biến cố thăng trầm của cô sau này. Nghèo khó, thất học, cô bé Tình lớn lên trong sự thiếu thốn, tủi nhục nhưng dường như những điều ấy không làm cho nhan sắc trời phú của thiếu nữ phai phôi mà ngược lại, càng lớn, Tình càng phổng phao, xinh đẹp như bông hoa giữa đại ngàn.
15 tuổi, Phan Thị Tình rời nhà đi làm thuê cho một quán ăn ở thị trấn, về sau cô phiêu dạt xuống thị trấn Đô Lương cách nhà chừng 30 cây số, làm công việc bưng bê cà phê cho một quán nhỏ. Tại đây, Tình đã gặp Lê Văn Quân, một chàng trai hành nghề xe ôm, thường xuyên đến quán nhâm nhi cà phê và đã ngã lòng trước sắc đẹp của Tình.
(Ảnh minh họa)
Hai người nhanh chóng yêu thương nhau và một đám cưới nho nhỏ đã được gia đình hai bên tổ chức. Ba năm sau ngày cưới, hai đứa con một trai, một gái chào đời càng làm cho tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ thêm hạnh phúc. Ngày ngày, chồng chạy xe ôm, vợ bưng bê cà phê, thu nhập tuy ít ỏi nhưng bù lại, gia đình êm ấm. Tuy nhiên, quãng thời gian ấy kéo dài không được bao lâu khi mà cơn bão ma túy tràn về phố huyện Đô Lương.
Trong vòng xoay tít mù đó của đồng tiền, Lê Văn Quân không chiến thắng nổi ma lực chết người của “nàng tiên nâu”. Ban đầu chỉ là tham gia mua bán lẻ để hưởng hoa hồng chênh lệch, về sau sa vào hút hít rồi chuyển sang chích choác. Chỉ đến khi ngã bệnh, Quân mới sực tỉnh thì cũng là lúc phát hiện ra mình nhiễm căn bệnh HIV quái ác, đã chuyển sang AIDS giai đoạn cuối.
Chẳng bao lâu sau đó, chồng chết vì “ết”, một mình nuôi hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, cộng với bà mẹ chồng tuổi đã ngoài 70 là quá sức đối với Tình. Bán cà phê không đủ sống, bí bách, chị bán nốt thân xác mình cho khách mua vui. Tuy là gái đã có chồng, hai đứa con nhưng khuôn mặt xinh đẹp cộng với dáng người “chuẩn", Tình luôn là ước ao của bất cứ gã đàn ông hám của lạ nào.
Cũng chẳng ai nhớ ra Tình bắt đầu hành nghề mại dâm từ ngày tháng năm nào, chỉ biết rằng khách lạ có, quen có vào quán của cô không chỉ uống cà phê mà còn “tới bến” luôn với cô chủ xinh đẹp. Người ta rỉ tai nhau, khách tới ngày càng đông. Thậm chí, nhiều quý ông còn khoái chí khi Tình chấp nhận mọi yêu cầu, kể cả việc không sử dụng “OK”! Đây cũng chính là căn nguyên của mọi khổ đau, lo lắng bởi hành nghề được một thời gian thì Phan Thị Tình thấy sức khỏe mình suy sụp.
Một ngày cuối tháng 11/2007, chị lặng lẽ đi xét nghiệm thì mới hay, mình đã bị nhiễm HIV. Đau đớn hơn, cái chết không đến từ những cuộc mây mưa với khách chơi mà căn bệnh này chị bị lây nhiễm từ chồng. Cũng như đức lang quân, ngày phát hiện ra mầm bệnh cũng là lúc chị biết mình cận kề với cái chết. Sau một thời gian ngắn điều trị tại bệnh viện, Tình lặng lẽ khăn gói về nhà, chuẩn bị cho một cuộc ra đi trong đau đớn và lặng lẽ đã được dự báo trước.
Thế nhưng, có một điều chẳng ai ngờ đến, ấy là trong thời kỳ Tình phát hiện ra mình mắc căn bệnh thế kỷ, hàng trăm quý ông trót lỡ “vui vẻ” với chị đã “sốc” thực sự khi mà trong lúc quan hệ, họ đã cố tình không sử dụng biện pháp an toàn để phòng bệnh. Vậy là, thông tin Tình sắp chết vì “ết” vừa lan đi, cả thị trấn nhỏ bé lẫn vùng phụ cận xôn xao, ầm ĩ. Trong lúc các ông chồng đang hồn xiêu phách lạc, đứng ngồi không yên thì các bà vợ lại sục sôi lên để tra vấn, dò xét thái độ của từng đấng lang quân xem họ có rước mầm bệnh về nhà hay không.
Câu chuyện thật như bịa này cứ râm ran, nhỏ to suốt cả tháng trời khiến cho chính quyền địa phương phải vào cuộc để trấn an dư luận.
Chưa dừng lại ở đó, cũng trong thời điểm Phan Thị Tình đang nằm chờ ngày “ra đi” trong cô quạnh, người dân nơi đây lại kháo nhau rằng, cô này đang sở hữu một cuốn nhật ký ghi rõ tên tuổi, chức sắc của từng người đã từng quan hệ tình dục với mình vào giờ nào, ngày tháng năm nào, ai sử dụng biện pháp an toàn, còn ai không thích “OK” đã khiến cho hàng trăm người lại một phen thót tim.
Nhiều người còn rình rập trước cửa nhà, bày đặt chuyện đến thăm Tình để dò hỏi chuyện cuốn nhật ký. Chỉ đến khi mấy anh Công an đến làm việc, Tình mới chua xót bảo, đúng là chị có cuốn nhật ký đó, đó là kỷ niệm của những ngày mới yêu thương nhau, chồng chị đã dạy cho chị biết đọc, biết viết. Nói đúng hơn, đấy là cuốn vở mà phần đầu là học vỡ lòng, còn phần sau là những dòng ghi chép chị dành để nói về chồng và cả sự tuyệt vọng đến mức chỉ muốn chết khi biết mình bị trọng bệnh.
Sự thật được công bố, mọi người thở phào nhẹ nhõm, cứ tưởng tên mình đã được đưa vào “danh sách đen” như lời đồn thổi thì coi như chỉ còn nước chui xuống lỗ để khỏi nghe dư luận đàm tiếu.
Hàng trăm quý ông đi tư vấn về “Sida”
Anh Đặng Ngọc Mạnh - Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng Đô Lương kể lại: Ngay hôm đầu tiên Tình vào viện, có một thanh niên đến tư vấn về HIV/AIDS. Trông anh ta hoảng loạn và hết sức lo lắng về sức khỏe của mình, thậm chí khi ngồi lâu hai cẳng chân bị tê, anh ta liền chỉ vào đôi chân của mình và luôn miệng hỏi: “Bác sĩ ơi, chân em bị tê như thế này có phải bị Si-đa không?”.
Ban đầu, anh ta nói quê ở Thanh Chương nhưng sau thú nhận là quê Đô Lương. Trong một lần gần gũi Tình, anh đã không mang bao cao su. Các bác sĩ Phòng Xét nghiệm, Khoa Cận lâm sàng tiến hành lấy mẫu máu, thử test cho người thanh niên nói trên, kết quả âm tính. Biết mình không bị lây nhiễm HIV, anh ta cầm biên bản xét nghiệm chạy thẳng một mạch ra khỏi trung tâm, nét mặt rạng rỡ quên cả cảm ơn các bác sĩ.
Anh Mạnh kể thêm một trường hợp khác cùng đến xét nghiệm. Anh này mạnh bạo hơn và chia sẻ nhiều hơn khi cho hay, anh ta chỉ còn nửa tháng nữa là cưới vợ, trong lúc đến uống cà phê thấy cô chủ xinh xắn, sẵn có hơi men đã gạ gẫm, những tưởng đùa cho vui ai ngờ cô ấy đồng ý thật. Trong lúc chuẩn bị hành sự, đối tác có cho anh biết mình đã bị bệnh “ết” nhưng đang lúc hứng khởi, lại xuất thân từ quê làng, anh chẳng quan tâm “ết” hay “ếch” là cái quái gì, cứ thế lâm trận. Mãi đến khi hay tin Tình sắp lìa đời vì “con ết”, anh mới tá hỏa đi xét nghiệm.
Theo số liệu thống kê, tại Trung tâm Y tế dự phòng Đô Lương thời điểm này, có khoảng vài ba chục nam thanh niên đến xin tư vấn và xét nghiệm về HIV. Tất cả họ đều chung tâm trạng lo lắng, bất an và đều cho biết, họ trót quan hệ với một gái mại dâm mà không sử dụng biện pháp an toàn. Khi được hỏi, liệu cô ấy có phải là Tình không thì tất cả đều tìm cách lảng tránh câu trả lời.
Tìm hiểu thêm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chúng tôi được biết thêm, một tháng trước và sau khi Phan Thị Tình mất, số lượng người đến tư vấn về HIV tăng đột biến, trung bình mỗi ngày có khoảng 3 - 4 người, đa phần là nam giới đến để tư vấn. Không rõ những người này có liên quan đến cuộc đời của Tình hay không nhưng cái chết vì HIV của cô gái làng chơi cùng với những lời đồn thổi về cuốn nhật ký “chết người” đã làm cho hàng trăm quý ông đã được một phen khiếp vía.
Phan Thị Tình chết, để lại hai đứa con thơ, đứa lớn đã vào cấp 3, đứa nhỏ cũng đang học lớp 6. Hai đứa trẻ không chỉ gánh chịu nỗi đau mất cha, mất mẹ mà những tiếng thị phi đâu đó thi thoảng vẫn còn hắt đến.
Chỉ mong sao, hai đứa sẽ luôn có đủ bản lĩnh vững vàng để vượt qua tất cả, luôn xứng đáng với sự kỳ vọng của bạn bè, thầy cô và đặc biệt là người bà đã ngoài 80 tuổi mà không một thoáng lăn tăn về quá khứ buồn của đấng sinh thành đã có công sinh mà không làm tròn bổn phận dưỡng dục chúng khôn lớn.
Hai người nhanh chóng yêu thương nhau và một đám cưới nho nhỏ đã được gia đình hai bên tổ chức. Ba năm sau ngày cưới, hai đứa con một trai, một gái chào đời càng làm cho tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ thêm hạnh phúc. Ngày ngày, chồng chạy xe ôm, vợ bưng bê cà phê, thu nhập tuy ít ỏi nhưng bù lại, gia đình êm ấm. Tuy nhiên, quãng thời gian ấy kéo dài không được bao lâu khi mà cơn bão ma túy tràn về phố huyện Đô Lương.
Trong vòng xoay tít mù đó của đồng tiền, Lê Văn Quân không chiến thắng nổi ma lực chết người của “nàng tiên nâu”. Ban đầu chỉ là tham gia mua bán lẻ để hưởng hoa hồng chênh lệch, về sau sa vào hút hít rồi chuyển sang chích choác. Chỉ đến khi ngã bệnh, Quân mới sực tỉnh thì cũng là lúc phát hiện ra mình nhiễm căn bệnh HIV quái ác, đã chuyển sang AIDS giai đoạn cuối.
Chẳng bao lâu sau đó, chồng chết vì “ết”, một mình nuôi hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, cộng với bà mẹ chồng tuổi đã ngoài 70 là quá sức đối với Tình. Bán cà phê không đủ sống, bí bách, chị bán nốt thân xác mình cho khách mua vui. Tuy là gái đã có chồng, hai đứa con nhưng khuôn mặt xinh đẹp cộng với dáng người “chuẩn", Tình luôn là ước ao của bất cứ gã đàn ông hám của lạ nào.
Cũng chẳng ai nhớ ra Tình bắt đầu hành nghề mại dâm từ ngày tháng năm nào, chỉ biết rằng khách lạ có, quen có vào quán của cô không chỉ uống cà phê mà còn “tới bến” luôn với cô chủ xinh đẹp. Người ta rỉ tai nhau, khách tới ngày càng đông. Thậm chí, nhiều quý ông còn khoái chí khi Tình chấp nhận mọi yêu cầu, kể cả việc không sử dụng “OK”! Đây cũng chính là căn nguyên của mọi khổ đau, lo lắng bởi hành nghề được một thời gian thì Phan Thị Tình thấy sức khỏe mình suy sụp.
Một ngày cuối tháng 11/2007, chị lặng lẽ đi xét nghiệm thì mới hay, mình đã bị nhiễm HIV. Đau đớn hơn, cái chết không đến từ những cuộc mây mưa với khách chơi mà căn bệnh này chị bị lây nhiễm từ chồng. Cũng như đức lang quân, ngày phát hiện ra mầm bệnh cũng là lúc chị biết mình cận kề với cái chết. Sau một thời gian ngắn điều trị tại bệnh viện, Tình lặng lẽ khăn gói về nhà, chuẩn bị cho một cuộc ra đi trong đau đớn và lặng lẽ đã được dự báo trước.
Thế nhưng, có một điều chẳng ai ngờ đến, ấy là trong thời kỳ Tình phát hiện ra mình mắc căn bệnh thế kỷ, hàng trăm quý ông trót lỡ “vui vẻ” với chị đã “sốc” thực sự khi mà trong lúc quan hệ, họ đã cố tình không sử dụng biện pháp an toàn để phòng bệnh. Vậy là, thông tin Tình sắp chết vì “ết” vừa lan đi, cả thị trấn nhỏ bé lẫn vùng phụ cận xôn xao, ầm ĩ. Trong lúc các ông chồng đang hồn xiêu phách lạc, đứng ngồi không yên thì các bà vợ lại sục sôi lên để tra vấn, dò xét thái độ của từng đấng lang quân xem họ có rước mầm bệnh về nhà hay không.
Câu chuyện thật như bịa này cứ râm ran, nhỏ to suốt cả tháng trời khiến cho chính quyền địa phương phải vào cuộc để trấn an dư luận.
Chưa dừng lại ở đó, cũng trong thời điểm Phan Thị Tình đang nằm chờ ngày “ra đi” trong cô quạnh, người dân nơi đây lại kháo nhau rằng, cô này đang sở hữu một cuốn nhật ký ghi rõ tên tuổi, chức sắc của từng người đã từng quan hệ tình dục với mình vào giờ nào, ngày tháng năm nào, ai sử dụng biện pháp an toàn, còn ai không thích “OK” đã khiến cho hàng trăm người lại một phen thót tim.
Nhiều người còn rình rập trước cửa nhà, bày đặt chuyện đến thăm Tình để dò hỏi chuyện cuốn nhật ký. Chỉ đến khi mấy anh Công an đến làm việc, Tình mới chua xót bảo, đúng là chị có cuốn nhật ký đó, đó là kỷ niệm của những ngày mới yêu thương nhau, chồng chị đã dạy cho chị biết đọc, biết viết. Nói đúng hơn, đấy là cuốn vở mà phần đầu là học vỡ lòng, còn phần sau là những dòng ghi chép chị dành để nói về chồng và cả sự tuyệt vọng đến mức chỉ muốn chết khi biết mình bị trọng bệnh.
Sự thật được công bố, mọi người thở phào nhẹ nhõm, cứ tưởng tên mình đã được đưa vào “danh sách đen” như lời đồn thổi thì coi như chỉ còn nước chui xuống lỗ để khỏi nghe dư luận đàm tiếu.
Hàng trăm quý ông đi tư vấn về “Sida”
Anh Đặng Ngọc Mạnh - Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng Đô Lương kể lại: Ngay hôm đầu tiên Tình vào viện, có một thanh niên đến tư vấn về HIV/AIDS. Trông anh ta hoảng loạn và hết sức lo lắng về sức khỏe của mình, thậm chí khi ngồi lâu hai cẳng chân bị tê, anh ta liền chỉ vào đôi chân của mình và luôn miệng hỏi: “Bác sĩ ơi, chân em bị tê như thế này có phải bị Si-đa không?”.
Ban đầu, anh ta nói quê ở Thanh Chương nhưng sau thú nhận là quê Đô Lương. Trong một lần gần gũi Tình, anh đã không mang bao cao su. Các bác sĩ Phòng Xét nghiệm, Khoa Cận lâm sàng tiến hành lấy mẫu máu, thử test cho người thanh niên nói trên, kết quả âm tính. Biết mình không bị lây nhiễm HIV, anh ta cầm biên bản xét nghiệm chạy thẳng một mạch ra khỏi trung tâm, nét mặt rạng rỡ quên cả cảm ơn các bác sĩ.
Anh Mạnh kể thêm một trường hợp khác cùng đến xét nghiệm. Anh này mạnh bạo hơn và chia sẻ nhiều hơn khi cho hay, anh ta chỉ còn nửa tháng nữa là cưới vợ, trong lúc đến uống cà phê thấy cô chủ xinh xắn, sẵn có hơi men đã gạ gẫm, những tưởng đùa cho vui ai ngờ cô ấy đồng ý thật. Trong lúc chuẩn bị hành sự, đối tác có cho anh biết mình đã bị bệnh “ết” nhưng đang lúc hứng khởi, lại xuất thân từ quê làng, anh chẳng quan tâm “ết” hay “ếch” là cái quái gì, cứ thế lâm trận. Mãi đến khi hay tin Tình sắp lìa đời vì “con ết”, anh mới tá hỏa đi xét nghiệm.
Theo số liệu thống kê, tại Trung tâm Y tế dự phòng Đô Lương thời điểm này, có khoảng vài ba chục nam thanh niên đến xin tư vấn và xét nghiệm về HIV. Tất cả họ đều chung tâm trạng lo lắng, bất an và đều cho biết, họ trót quan hệ với một gái mại dâm mà không sử dụng biện pháp an toàn. Khi được hỏi, liệu cô ấy có phải là Tình không thì tất cả đều tìm cách lảng tránh câu trả lời.
Tìm hiểu thêm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chúng tôi được biết thêm, một tháng trước và sau khi Phan Thị Tình mất, số lượng người đến tư vấn về HIV tăng đột biến, trung bình mỗi ngày có khoảng 3 - 4 người, đa phần là nam giới đến để tư vấn. Không rõ những người này có liên quan đến cuộc đời của Tình hay không nhưng cái chết vì HIV của cô gái làng chơi cùng với những lời đồn thổi về cuốn nhật ký “chết người” đã làm cho hàng trăm quý ông đã được một phen khiếp vía.
Phan Thị Tình chết, để lại hai đứa con thơ, đứa lớn đã vào cấp 3, đứa nhỏ cũng đang học lớp 6. Hai đứa trẻ không chỉ gánh chịu nỗi đau mất cha, mất mẹ mà những tiếng thị phi đâu đó thi thoảng vẫn còn hắt đến.
Chỉ mong sao, hai đứa sẽ luôn có đủ bản lĩnh vững vàng để vượt qua tất cả, luôn xứng đáng với sự kỳ vọng của bạn bè, thầy cô và đặc biệt là người bà đã ngoài 80 tuổi mà không một thoáng lăn tăn về quá khứ buồn của đấng sinh thành đã có công sinh mà không làm tròn bổn phận dưỡng dục chúng khôn lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét