Tôi có đủ lý lẽ và dẫn chứng để họ buộc phải công nhận sai. Kết cục tôi bị toàn bộ nhân viên cửa hàng xông vào lôi tôi ra ngoài, đập cho một phát vào đầu. Rồi tôi quay lại, bỏ thêm vài trăm nghìn mua đôi đó. Toàn bộ cả chủ và nhân viên cửa hàng ngọt ngào chăm sóc chu đáo.
Tôi là người phụ nữ hạnh phúc, thành đạt, chưa bệnh tật, đau ốm, vẫn có thể tự lo mọi việc cho bản thân, gia đình một cách chu toàn. Từ bé tôi đã được giáo dục để trở thành một người phụ nữ theo đúng chuẩn mực công dung ngôn hạnh, tôi tin tưởng rằng cần và phải tuân theo chuẩn mực này, vì tôi là người Việt Nam, sống trong xã hội Việt Nam. Tôi luôn luôn phản đối những người phụ nữ đòi hỏi quyền lợi nhiều mà không học cách nhường nhịn để yên ấm gia đình. Hơn thế, tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nhường nhịn, nhẫn nại là cách tốt nhất và có lợi nhất cho mình về lâu về dài.
Tôi cũng luôn nhìn nhận người khác bằng con mắt tốt, cho rằng họ tốt để mình cũng đối xử với họ tốt nhất có thể và tôi cũng mất rất nhiều thời gian để tự rèn luyện thói quen không nói xấu người khác. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu sau nhiều năm chung sống, bỗng nhiên một ngày đẹp trời tôi nhận ra gia đình nhỏ bé của mình hình như không phải một gia đình thực sự, chúng tôi không có mục đích phấn đấu chung cho gia đình nhỏ. Toàn bộ tiền của, công sức của chúng tôi dồn về phục vụ gia đình lớn, gia đình nhà chồng và mẹ con tôi chỉ giữ lại 1 ít tiền tiết kiệm để phòng thân.
Cũng có một số người biết chuyện nhỏ to nói với tôi rằng tại sao phải làm thế? Tiền chồng kiếm được nhưng công của mình, mình mình ở nhà lo con cái, gia đình nội ngoại, bà con hàng xóm, chồng đi biền biệt không phải lo lắng gì (chồng tôi làm quân đội). Mình lại giỏi giang xinh đẹp, công việc ổn định, thu nhập tốt. Nếu không làm vậy tôi phải làm gì để tốt nhất cho tôi, cho con và gia đình tôi?
Khi chồng tôi cũng ngỏ lời để cho anh được lo chu toàn gia đình của anh, vợ chồng có nhà rồi còn đòi hỏi gì nữa, con cái chưa đến tuổi đi học, đến đâu hay đến đấy. Tôi cũng thử nhiều lần ngỏ ý rằng mình phải để dành cho con, phải lo lúc ốm đau, biết đâu anh chỉ kiếm tiền tốt lúc này thôi, mai ngày kia không thể kiếm thêm được nữa, nhưng đều bị chồng tôi dẹp bỏ. “Đàn bà chỉ toàn nghĩ những chuyện linh tinh, vớ vẩn”. Quan trọng nhất và điều làm tôi sợ nhất là 2 mặt trong bất kỳ con người nào.
Tôi hy sinh vì người khác rất nhiều, chưa bao giờ đòi hỏi gì ở họ, hễ khi nào tôi không làm được như những gì vốn làm là họ thể hiện rõ ràng thái độ không hài lòng và dường như chỉ trực quát nạt, phán xét, đàn áp tôi. Tôi lại cố gắng đáp ứng, không để cho bất kỳ khó chịu, rắc rối nào có thể xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không nhẫn nhịn, mặt kia của con người kinh khủng đến đâu và họ sẽ làm gì mình? Tôi chọn một cửa hàng giày, biết họ có khá nhiều tai tiếng do chất lượng, giá cả và thái độ phục vụ. Họ đang vi phạm lời hứa giao giầy, nhân viên gọi điện cho tôi với thái độ vô cùng bất lịch sự. Bình thường tôi chẳng thèm tức giận vì những điều vớ vẩn như vậy, tôi luôn tìm cách bỏ qua, còn nhiều điều khác tôi phải làm. Lần này tôi cố tình đóng vai khách hàng khó tính, đòi hỏi đúng quyền lợi mà đáng ra phải được hưởng và đến cửa hàng họ để thử.
Tôi có đủ lý lẽ và dẫn chứng để họ buộc phải công nhận sai. Kết cục tôi bị toàn bộ nhân viên cửa hàng xông vào lôi tôi ra ngoài, đập cho tôi một phát vào đầu (may là tôi đã chuẩn bị mũ bảo hiểm), chửi bới tôi thậm tệ, kiên quyết không trả lại tiền đặt cọc. Thật là kinh khủng, đời tôi chưa bao giờ trải qua cảm giác đó vì tôi chưa bao giờ tự đẩy mình đến bước cuối cùng của việc đòi hỏi quyền lợi.
Cuối cùng, khi đã bị đuổi ra khỏi cửa hàng, tôi quay lại, chấp nhận thua, bỏ thêm vài trăm nghìn để mua đôi giày đó. Kết quả là ngay lập tức tôi được toàn bộ cả chủ và nhân viên cửa hàng ngọt ngào chăm sóc như chưa hề có chuyện gì xảy ra ít phút trước. Tôi thật không thể diễn tả những cảm xúc mình trải qua trong bài thử này. Họ còn nâng niu bàn chân và đi giầy cho tôi đấy các bạn ạ.
Tôi hoang mang với phương châm sống của mình. Tôi phải làm sao, phải chọn cách sống mạnh mẽ, giành những gì thuộc về mình hay cứ nhẫn nhịn để chịu thiệt thòi như bây giờ? Lương thấp hơn đồng nghiệp một nửa có sao đâu, miễn là công việc tốt và học được nhiều điều hay, tiền của có nhiều làm gì, họ khó khăn hơn thì mình giúp đỡ. Rồi không biết sau này nhỡ có vấn đề gì họ sẽ đối xử với mình ra sao? Quan trọng hơn cả, tôi sẽ phải chọn cách nào để dạy con?
Tôi là người phụ nữ hạnh phúc, thành đạt, chưa bệnh tật, đau ốm, vẫn có thể tự lo mọi việc cho bản thân, gia đình một cách chu toàn. Từ bé tôi đã được giáo dục để trở thành một người phụ nữ theo đúng chuẩn mực công dung ngôn hạnh, tôi tin tưởng rằng cần và phải tuân theo chuẩn mực này, vì tôi là người Việt Nam, sống trong xã hội Việt Nam. Tôi luôn luôn phản đối những người phụ nữ đòi hỏi quyền lợi nhiều mà không học cách nhường nhịn để yên ấm gia đình. Hơn thế, tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nhường nhịn, nhẫn nại là cách tốt nhất và có lợi nhất cho mình về lâu về dài.
Tôi cũng luôn nhìn nhận người khác bằng con mắt tốt, cho rằng họ tốt để mình cũng đối xử với họ tốt nhất có thể và tôi cũng mất rất nhiều thời gian để tự rèn luyện thói quen không nói xấu người khác. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu sau nhiều năm chung sống, bỗng nhiên một ngày đẹp trời tôi nhận ra gia đình nhỏ bé của mình hình như không phải một gia đình thực sự, chúng tôi không có mục đích phấn đấu chung cho gia đình nhỏ. Toàn bộ tiền của, công sức của chúng tôi dồn về phục vụ gia đình lớn, gia đình nhà chồng và mẹ con tôi chỉ giữ lại 1 ít tiền tiết kiệm để phòng thân.
Cũng có một số người biết chuyện nhỏ to nói với tôi rằng tại sao phải làm thế? Tiền chồng kiếm được nhưng công của mình, mình mình ở nhà lo con cái, gia đình nội ngoại, bà con hàng xóm, chồng đi biền biệt không phải lo lắng gì (chồng tôi làm quân đội). Mình lại giỏi giang xinh đẹp, công việc ổn định, thu nhập tốt. Nếu không làm vậy tôi phải làm gì để tốt nhất cho tôi, cho con và gia đình tôi?
Khi chồng tôi cũng ngỏ lời để cho anh được lo chu toàn gia đình của anh, vợ chồng có nhà rồi còn đòi hỏi gì nữa, con cái chưa đến tuổi đi học, đến đâu hay đến đấy. Tôi cũng thử nhiều lần ngỏ ý rằng mình phải để dành cho con, phải lo lúc ốm đau, biết đâu anh chỉ kiếm tiền tốt lúc này thôi, mai ngày kia không thể kiếm thêm được nữa, nhưng đều bị chồng tôi dẹp bỏ. “Đàn bà chỉ toàn nghĩ những chuyện linh tinh, vớ vẩn”. Quan trọng nhất và điều làm tôi sợ nhất là 2 mặt trong bất kỳ con người nào.
Tôi hy sinh vì người khác rất nhiều, chưa bao giờ đòi hỏi gì ở họ, hễ khi nào tôi không làm được như những gì vốn làm là họ thể hiện rõ ràng thái độ không hài lòng và dường như chỉ trực quát nạt, phán xét, đàn áp tôi. Tôi lại cố gắng đáp ứng, không để cho bất kỳ khó chịu, rắc rối nào có thể xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không nhẫn nhịn, mặt kia của con người kinh khủng đến đâu và họ sẽ làm gì mình? Tôi chọn một cửa hàng giày, biết họ có khá nhiều tai tiếng do chất lượng, giá cả và thái độ phục vụ. Họ đang vi phạm lời hứa giao giầy, nhân viên gọi điện cho tôi với thái độ vô cùng bất lịch sự. Bình thường tôi chẳng thèm tức giận vì những điều vớ vẩn như vậy, tôi luôn tìm cách bỏ qua, còn nhiều điều khác tôi phải làm. Lần này tôi cố tình đóng vai khách hàng khó tính, đòi hỏi đúng quyền lợi mà đáng ra phải được hưởng và đến cửa hàng họ để thử.
Tôi có đủ lý lẽ và dẫn chứng để họ buộc phải công nhận sai. Kết cục tôi bị toàn bộ nhân viên cửa hàng xông vào lôi tôi ra ngoài, đập cho tôi một phát vào đầu (may là tôi đã chuẩn bị mũ bảo hiểm), chửi bới tôi thậm tệ, kiên quyết không trả lại tiền đặt cọc. Thật là kinh khủng, đời tôi chưa bao giờ trải qua cảm giác đó vì tôi chưa bao giờ tự đẩy mình đến bước cuối cùng của việc đòi hỏi quyền lợi.
Cuối cùng, khi đã bị đuổi ra khỏi cửa hàng, tôi quay lại, chấp nhận thua, bỏ thêm vài trăm nghìn để mua đôi giày đó. Kết quả là ngay lập tức tôi được toàn bộ cả chủ và nhân viên cửa hàng ngọt ngào chăm sóc như chưa hề có chuyện gì xảy ra ít phút trước. Tôi thật không thể diễn tả những cảm xúc mình trải qua trong bài thử này. Họ còn nâng niu bàn chân và đi giầy cho tôi đấy các bạn ạ.
Tôi hoang mang với phương châm sống của mình. Tôi phải làm sao, phải chọn cách sống mạnh mẽ, giành những gì thuộc về mình hay cứ nhẫn nhịn để chịu thiệt thòi như bây giờ? Lương thấp hơn đồng nghiệp một nửa có sao đâu, miễn là công việc tốt và học được nhiều điều hay, tiền của có nhiều làm gì, họ khó khăn hơn thì mình giúp đỡ. Rồi không biết sau này nhỡ có vấn đề gì họ sẽ đối xử với mình ra sao? Quan trọng hơn cả, tôi sẽ phải chọn cách nào để dạy con?
Nguồn: vnexpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét