Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Câu chuyện về Tiểu Nha đam

"Tin khẩn cấp, cơn bão số 8. . ."
Tin bão bùng nhùng trong tai nghe. Mùa thu sắp đi ngủ rồi. Tôi quay ra cửa kính xe bus, nhìn những vệt chéo mưa đang gạch xóa cảnh vật bên ngoài, cười, lắc
đầu, không phải mưa làm nhòe nhoẹt những thứ bên ngoài khung cửa kính, mà làm mắt tôi mờ đi thôi.
Chậu nha đam tôi ôm cứng, có vài giọt nước len lỏi. Bình thường tôi đã trợn trừng mắt hoặc nhảy dựng lên xem tại sao mưa ngoài cửa kính có thể chui vào bên trong xe. Nhưng tôi vội vàng lấy khăn tay lau đi lau lại nhánh nha đam, lau mãi, càng thêm ướt, nước ở đâu ra nhiều vậy, lau không được, tôi che bàn tay lên chậu cây nhỏ, đầu ngón tay nhỏ giọt.
Phải rồi, tôi sẽ nói dối cậu ấy là tại mưa, mưa làm ướt nha đam, một lát nữa thôi, một lát nữa, tôi phải nhanh chóng thở thật sâu, và giữ nguyên màu mắt. "And I know oh oh oh oh. . .that's not a dream, and I saw oh oh oh oh. . .".
Ôm chậu nha đam, tôi chỉ còn một tay để giật tai nghe ra, không kịp, một vài mảnh vỡ của bản ghi-ta như đi lạc ấy đã kịp chạm vào, nha đam có gai, nhưng cũng không đau đến vậy, tôi thật sự không muốn đổi màu mắt . . .
Tôi phải mang nha đam đến cho người tôi cần, tôi phải mang nha đam đến cho người cần tôi?. . .
***

Không rõ từ lúc nào, tôi phải lòng nha đam, thứ cây nhỏ nhắn cao không quá hai gang tay. Không phải tôi là tín đồ làm đẹp, vì mãi vài năm sau khi yêu loài cây ấy, tôi mới biết có một bí quyết sắc đẹp mang tên lô hội - nha đam. Tôi yêu đơn giản vì nha đam làm dịu nỗi đau cho người tôi yêu thương. Ba tôi làm trong một xưởng đúc máy. Ngày nào ba tôi cũng đi làm từ sáng tới tối mịt. Khi về nhà, chỉ còn hàm răng là trắng, nhưng đôi mắt sáng ngời khi nhìn tôi. Tôi thường cầm bàn tay xơ xác phồng rộp của ba, áp vào má, thấy đau, có lẽ bàn tay ấy đã bỏng nhiều đến nỗi không còn biết đau nữa. Tôi bắt đầu trồng nha đam, mỗi tối đều xoa lên tay ba thứ keo man mát. Ba tôi bảo không cần thiết đâu, nhưng tôi mặc kệ, tôi thấy đôi mắt ba long lanh khi đó, thế là đủ. Lúc ấy tôi mới là đứa trẻ cấp một.
Tất cả tài sản của tôi, là những chậu nha đam, đã ra đi trong một chiều mưa gió. Nha đam đi với mẹ, nha đam theo mẹ tôi. Mẹ bị ung thư phổi, chỉ nửa năm sau tin dữ, là một tin không ai muốn tin. Trong giấc mơ của tôi, có một người đã ra đi và không bao giờ trở lại. Suốt mấy ngày đám tang mẹ, mưa ngập lụt khoảng sân mẹ vẫn hay ngồi chải tóc. Nha đam không chịu được ngập nước, tôi không còn nhớ là phải cất những tình yêu bé nhỏ ấy đi. Nước ngập đến nỗi những chiếc gai có lẽ cũng rách toạc ra.

Ba xốc ba lô cho tôi, bàn tay xơ xác đưa tay tôi cho người họ hàng. "Cố gắng lên con gái, hãy giữ lấy mơ ước của con". Vào thành phố học trung học, đó là cách duy nhất có thể giúp tôi phải trở thành bác sĩ, nhất định tôi phải trở thành bác sĩ. Nhưng sao nhìn bàn tay hình thù đáng thương của ba, tôi lại như đứa bé mẫu giáo không muốn bước vào lớp một và mếu máo đòi trở lại vườn trẻ. Bàn tay ấy đẩy tôi đi, rồi vẫy vẫy đằng xa. Tôi ngó hẳn đầu ra khỏi xe, bàn tay ba tôi đang che lấy mắt, giống như trò trốn tìm thuở tôi còn nhỏ. Tôi vùi mặt vào ba lô, có lẽ ba đã phải cố kìm lòng từ rất lâu vì tôi luôn muốn thấy ba cười.

Nha đam chẳng còn, ba sẽ sống với ai?

Cuộc sống trong lòng thành phố luôn không dễ dàng, nhất là đối với một kẻ cô độc. Đến một ngày, có hiểu lầm, tôi không giải thích gì khi người họ hàng đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi chỉ nhận ra rằng với nhiều người thì tiền bạc quan trọng hơn một ai đó. Rồi họ lại tìm đến xin lỗi và bảo tôi quay trở lại, nhưng tôi đã quên chuyện đó từ bao giờ. Từ khi rời xa nơi tôi hằng yêu dấu, tôi học cách thản nhiên với cuộc sống, quên đi những gì khiến tôi phiền muộn, sống như không ai có thể ngăn cản. Không còn bàn tay ba bên cạnh để gục mặt vào khi có thể, tôi phải tự làm sao đó để tất cả không được tràn ra ngoài. Mọi sự cố gắng để thay đổi ý thức, có lẽ không còn thừa cho việc khác nữa, nên mỉm cười mỗi ngày, với tôi thật không dễ dàng gì. Tôi tìm được một nơi ở cho riêng mình, rất nhỏ, nhưng đủ để tôi thoải mái làm những gì mình thích, nhớ về những người tôi yêu. Tôi lại trồng nha đam. Đi học. Đi làm thêm. Những lúc tưởng như không thể đứng dậy được, tôi lại gọi để nghe giọng nói của ba - mối liên hệ duy nhất của tôi với cuộc sống này. Nhắm mắt nghĩ đến một ngày cuối tuần, tôi cắt những lá nha đam, ôm trở về với ba, xoa lên đôi bàn tay xơ xác.

Đứng lên!

. . .

TIỂU NHA ĐAM

Huy và tôi học cùng lớp, sẽ chẳng có gì liên quan nếu cậu ấy không chạy bàn ở Aloe Vera, giống tôi.
Ở lớp, tôi và Huy như hai thí dụ trực quan cho hai kiểu người trái cực trong một tập thể. Huy học giỏi, nổi tiếng, thể thao giỏi, nhìn cũng được. Thực ra thì tôi không muốn thừa nhận rằng cậu ấy trông thật cuốn hút, nhưng bởi vì tôi chẳng quan tâm, nhất là với những người gắn mác hot boy này nọ, tôi thường có ác cảm. Còn tôi, nói đơn giản thì gần như là một cái bao bì không bao giờ mở, tôi chỉ thấy việc học là quan trọng, tôi luôn cố gắng để vị trí về học tập cao hơn, và cao hơn nữa, còn lại, tôi chẳng quan tâm. Thậm chí trong mắt một số bạn, tôi giống như một con bệnh, hay con mọt. Có lẽ tôi có gai. Nha đam cũng có gai.

Huy lúc nào cũng thế, cố tình (tôi cho là vậy) làm người khác chao đảo bằng nụ cười như nắng mùa thu. Ngày đầu tiên gặp tôi ở Aloe Vera, nụ cười xã giao ấy được tôi đáp trả bằng một cái gật đầu không mấy thiện chí. Tôi biết mình vô lý, nhưng tôi cũng biết có rất nhiều nụ cười chỉ là để làm bìa, vậy thôi. Tôi tự hỏi tại sao "hot boy" như cậu ta không ở nhà chải truốt đi mà lại phải đi làm thêm? Vớ vẩn quá, tôi lắc đầu thật mạnh. Tôi và Huy làm cùng ca, không mấy thoải mái, nhưng mặc kệ, tôi chẳng quan tâm.

Tôi không biết gọi Aloe Vera là cái gì, bởi quán kinh doanh đồ uống và bánh ngọt, nhưng bài trí nội ngoại thất như một cửa hàng cây cảnh, toàn là nha đam. Trong Menu ngoài bánh papparoti và mấy món cà phê sữa thì cũng toàn nha đam: trà nha đam, sữa chua nha đam, thạch nha đam, bánh bông lan nha đam. . . Có lẽ chủ quán bị cuồng lô hội. Không thèm nhìn đơn xin việc của tôi, anh chỉ hỏi tôi biết chăm sóc nha đam không. Và tôi được nhận. Mỗi ca chừng hai tiếng, và chỉ có hai phục vụ bàn thôi. Không lẽ anh chủ quán cuồng nha đam, còn chị chủ quán thì cuồng con số 2? Cũng không lạ gì vì hai anh chị chủ quán quả thật chẳng giống ai. Tôi thấy tay họ đeo nhẫn giống nhau ở ngón áp út. Anh thì lùn, đầu nhẵn thín, hai tay đầy hình xăm. Chị xinh và cao, gần 30 rồi nhưng vẫn nhí nhảnh như trẻ con. Hai người không mấy khi nói với nhau khi làm việc, chỉ thi thoảng chị đặt cộp cái khay lên bàn, thường là khi đã vãn khách, thở hắt: "Đằng ấy ơi, tớ chán!". Thế rồi anh chị ôm eo nhau ra cửa, đội mũ bảo hiểm, đi chơi, quăng chìa khóa lại cho Huy. Có lẽ có mối liên quan nào đó tạo sự tin tưởng giữa anh chị và cậu ấy. Gần cuối ngày, nhưng nụ cười của cậu ấy vẫn không kém tươi đi chút nào.
- Anh chị vui nhé!
Hai người, một thấp, một cao, trông buồn cười! Tôi tự hỏi tình yêu thật là kì lạ. Huy lau dọn, và tôi lo phần nha đam, rất nhiều. Có lẽ, đã có vài người thú vị thêm liên kết vào trong cuộc sống của tôi, là anh chị chủ quán. Còn Huy, tôi không quan tâm???

Huy luôn tìm cách bắt chuyện với tôi. Tôi thấy vẻ thất vọng và lúng túng thấy rõ của cậu ấy khi tôi trả lời những câu hỏi kiểu nhát gừng, hay chỉ ừ hử trong cổ họng cho qua chuyện. "Hot boy lạnh lùng" đi đâu rồi? Nhưng rồi cậu ấy lại cười luôn, khó ưa. Tôi biết rằng không phải cứ ai nói chuyện cùng là có thể tin tưởng được, tôi chỉ có một mình, muốn tự bảo vệ thì tất cả chỉ nên dừng ở mức thoáng qua thôi. Chắc tôi cũng làm cậu ấy cảm thấy bị coi thường, nên ở lớp, chúng tôi vẫn như vậy, hai cực khác nhau, quay về hai hướng. Nhưng tôi càng ngày càng không thể tỏ ra không có gì, khi cậu ấy nhúng tay vào phần việc của tôi. Đôi khi lỡ bus, tôi đến muộn, tất cả các chậu nha đam đã được tưới cẩn thận, vừa đủ, dù bên trong đông khách, vào một số ngày ngẫu nhiên, khi tôi vặn vẹo cổ sau quầy và cảm tưởng như xương chân rời ra không đứng lên nổi thì Huy đã cất đi phân nửa số nha đam bên ngoài cửa kính. Nha đam không chịu được ngập nước, chỉ cần một cơn mưa to và dài, sẽ chết hết. Đáng lẽ phải tỏ ra biết ơn, nhưng tôi chỉ càu nhàu:
- Cảm ơn, nhưng lần sau việc của tôi hãy để tôi làm.
Huy lại cười. Đáng ghét. Cậu ta chỉ biết cười thôi sao?…
Tôi và Huy về cùng một chuyến xe bus, tôi ngồi ghế đầu, Huy ở cuối, tôi xuống trước, nhưng luôn đứng chờ cho đến khi chiếc xe đi khuất, mới rẽ về nhà. Tôi thích một mình, không ai thấy cả.


Một chiều đông khách, tôi phải đi như chạy.
Vỡ. Có tiếng Huy xin lỗi. Rõ ràng tôi thấy gã thanh niên ấy đang nói chuyện rồi đột nhiên vung tay ra, đập vào Huy đang từ đằng sau đi lại. Tách cà phê vừa pha, một nửa đổ vào tay bồi bàn, một nửa chảy xuống đôi giày anh ta, có lẽ đắt tiền. Huy cúi gập người xin lỗi, tôi cứ tưởng "hot boy" là không có chức năng này. Giọng gã kia đã lên tận quãng tám, anh chủ quán đi ra, chỉ ngắn gọn: "\
- Anh cần bao nhiêu?
Cô gái đi cùng "thượng đế" xem chừng xấu hổ, bấm tay anh này ra về. Anh chủ quán vỗ vỗ vai Huy, ra hiệu tôi vào bên trong với cậu ấy. Tôi cắt mấy lá nha đam, tách lớp vỏ xanh, đắp phần keo trong vắt lên vết bỏng của Huy, lâu lắm rồi mới làm việc này. Cầm bàn tay cậu ấy, nhớ những ngày còn nhỏ, xơ xác, tôi thấy cổ họng nghẹn lại.

- Lần sau cậu đi đứng cho đường hoàng, đừng thấy trai đẹp là đứng sát vào

Huy gãi đầu, bị tôi nói xỏ, cậu ấy cũng chỉ biết cười:

- Cảm ơn cậu, Tiểu Nha Đam

- Cái gì? Sao lại gọi bằng cái tên đậm chất Tàu thế chứ

- Không phải. Tại vì . . .cậu giống nha đam, mà cậu cũng yêu nha đam nữa...

Tôi hơi giật mình:

- Sao biết tôi yêu nha đam?

- Vì khi cậu chăm sóc cho nha đam, nhìn cậu khác lắm, mà tháng nào cậu cũng ôm một chậu nha đam về, hình như cậu chỉ vui vẻ khi ở cạnh nha đam thôi. . .

Tôi chết sững. Mỗi tháng, ngoài tiền lương, chị chủ quán đều bảo tôi mang một chậu nha đam nhỏ về. Tôi cũng không hiểu tại sao, chị dọa không lấy sẽ đuổi việc, nên tôi chỉ biết sung sướng tuân theo. Nhưng việc này, tại sao Huy lại biết?!? Câu cuối cùng của tôi khiến Huy đỏ mặt - cái vẻ đáng ghét khiến tôi không thể không nhìn cậu ấy.

- Cậu không lo làm việc mà đi theo dõi tôi vậy à?

Tôi là Tiểu Nha Đam!
. . .

NHA ĐAM NGẬP NƯỚC

Có những việc người ta không thể nhớ là từ khi nào, hay giải thích tại sao lại như vậy. Đến chính tôi cũng không thể hiểu nổi bản thân mình.
Một lần trong giờ lịch sử, cô giáo hỏi loài cây gì trong kháng chiến chống Pháp nhân dân ta đã phải trồng thay cho lúa để rồi dẫn đến nạn đói năm 45. Cô gọi Huy đến mấy lần mà cậu ấy vẫn đang mơ màng gì đó, rồi giật mình, bật dậy như một cái lò xo: "Dạ nha đam!"
Cả lớp cười ầm ĩ, cậu bạn bàn dưới giật giật áo Huy: "Sáng nay mày ăn nhầm bánh bao thiu à!" rồi cũng cười ngặt nghẽo. Huy lại gãi đầu cật lực, mặt cậu ấy đỏ lử lên. Tôi không hiểu sự đảo lộn nào đã khiến cậu ấy có thể nhầm đay với nha đam như thế. Tôi thấy mình cũng đang cười, là cười cơ đấy, tự nhiên nhất, và tôi chợt nhận ra rằng tôi bỗng có thói quen nhìn sang chỗ Huy ngồi bất cứ khi nào có thể. Tôi phát hiện ra tôi đã không thể không liếc sang nụ cười "đáng ghét" ấy ít nhất vài lần một ngày. Mặc dù tôi vẫn giữ thái độ "sát thủ" cố hữu, nhưng bên trong tôi, có gì đó không ngủ yên, giống như nha đam, chỉ một lá nhỏ có thể mọc thành nhiều, rất nhiều cây nha đam khác. Tôi không hiểu, phải làm sao, tôi có thể không tưới nước, nhưng nha đam, chịu được hạn.

Mùa thu có nhiều bão hơn, mưa cũng ngẫu hứng, một mình tôi không kịp cất dãy nha đam ngoài cửa Aloe Vera, và tôi không có cớ gì ngăn Huy làm chung công việc ấy, nếu không muốn bị mắng.
Chiều thứ 6, hai anh chị đi chơi sớm hơn thường lệ, lại chỉ còn tôi và Huy. Chúng tôi vẫn không nói gì nhiều với nhau ngoài mấy chuyện bưng trà và pha sữa. Nói đúng hơn, tôi vẫn không trả lời cậu ấy được một câu khá hơn câu "Ừ!". Hình như tôi chính là kẻ đáng ghét mới phải.
Trời đột nhiên tối sầm, lá xào xạo ngoài đường. Huy bỏ cây chổi lau nhà để ra mang nha đam vào giúp tôi. Mưa to như con bò. Chúng tôi không kịp về nhà. Mất điện. Không còn cách nào khác, Huy đốt nến, cả hai ngồi bệt xuống sàn, nghe radio, tựa vào chân ghế nhìn ra ngoài cửa kính. Con đường mưa đèn xe đang khua loạn xạ, có quá nhiều thứ rắc rối trong cuộc sống này. Chớp thỉnh thoảng lại lóe lên sáng trắng, tôi đã từng rất sợ, nhưng kể từ khi ở một mình, những thứ như vậy bắt buộc phải trở thành nhỏ nhặt.

- Cậu có sợ ở một mình khi bão không? – Huy hỏi

- Ừm. . không!

- Tớ. .. sợ

Tôi trợn trừng mắt quay sang, có lẽ cộng thêm với ánh nến nhập nhòe, nên nhìn tôi giống như một con gấu mèo chính hiệu. Huy phì cười:

- Đấy là lúc trước, chẳng hiểu sao, hồi nhỏ tớ luôn chui xuống gầm bàn khi bão. Nhưng cậu còn không sợ, chẳng phải nếu sợ nữa thì tớ không phải đàn ông sao.

Tôi không thấy buồn cười, tự hỏi tại sao cậu ấy lại quá đỗi thành thật với tôi như vậy

- Sao lại nói với . . .tớ?

- Tớ tin cậu, vậy thôi.

- Tin?

- Thật khó để tìm được một người thực sự không quan tâm và cũng không dễ dàng chấp nhận chỉ vì những thứ bên ngoài.

- Cậu không thấy khó chịu vì tớ sao?

- Cậu lúc nào cũng cộc cằn, cậu cứ gồng mình lên để sống, hẳn có lý do. Nhưng cậu vẫn chỉ là một cô gái bé nhỏ thôi, khi ôm lấy những chậu nha đam, khi nghe điện thoại của bố… Tiểu Nha Đam, cậu vẫn chỉ là nha đam, chịu được hạn, có gai, nhưng có lẽ bên trong không phải vậy...

Tôi lặng người đi, không hiểu, cảm giác hơi khó chịu khi có người bắt thóp được. Nhưng có một mạch ngầm ở đâu đó đã bung ra, có nhiều hơn một người hiểu khi tôi không thể cất lên thành tiếng những câu chuyện của mình. Bài tập chống tràn tôi sử dụng bấy lâu nay, đang sắp vô hiệu, tôi vội nhắm mắt lại, thấy nặng lắm. Huy lúi húi lấy gì đó ở góc tủ. Cậu ấy phủi phủi mặt hộp ghi-ta. Lặng lẽ chơi, chẳng nói thêm gì nữa. Bản ghi-ta như đi lạc. Lời bài hát chảy theo tiếng mưa:

And I know oh oh oh oh oh oh. . .
That's not a dream, and I saw oh oh oh oh oh oh oh oh. .

I know. Bài tình ca quái đản, hát mà như rơi.
Tôi tựa đầu vào cửa kính, rơi mãi, những gì đã qua, những tôi của ngày xưa và bây giờ, những khoảng trời cô độc, những người đã ra đi và không bao giờ trở lại, rơi ướt đẫm nha đam.

- Cậu làm nha đam ngập nước rồi kìa!

Như đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang, tôi vội lấy khăn tay, lau đi lau lại nhánh nha đam. Chẳng khô, nước ở đâu mà ướt mãi. Mưa đâu thể chui qua cửa kính??

Có bàn tay ai đó ngăn lại dòng thời gian trên mắt tôi, ánh sáng chói chẳng thể mở mắt được. Tôi chỉ nghe loáng thoáng giọng nói hoảng hốt, khác hẳn với khi nãy. I know. . .

Tôi tỉnh dậy vào giữa buổi sáng, cái giờ mà tôi không dám tưởng tượng cho một học sinh gương mẫu. Mặt lạnh toát vì chiếc khăn có lẽ là chườm đá trên trán. Tôi thấy trên bàn nồi cháo nhỏ vẫn còn hơi ấm, bên cạnh là đống thuốc cảm và tờ giấy ghi chú màu vàng với dòng chữ gầy và cứng như que củi: "Ốm nên nghỉ học! Chân đau thì hãy nghỉ rồi hẵng bước tiếp, Nha Đam không chịu hạn mãi được. À mà đừng có hỏi làm thế nào tớ đưa cậu về nhà. Ăn cháo đi kẻo nguội!". Tôi bật cười với mệnh lệnh ngố tàu, cháo làm tôi nhớ mẹ, ngoài cửa sổ nắng đã nhảy nhót đầy, có còn mưa nữa đâu, bộ dạng chưa từng hiện lên trong tưởng tượng. Thôi rồi, ngày hôm qua…

Buổi chiều tôi vẫn tới Aloe Vera. Hôm nay quán không bán, anh chủ quán vừa thấy tôi đã xua như xua gà:
- Cô còn đến nữa hả? Làm tôi phải đóng cửa để lau dọn sản phẩm của cô cả ngày hôm nay đây. Làm việc đến chảy máu mũi rồi lăn đùng ra, chả hiểu cô là con người hay con hà mã nữa. Mệt thì phải nói với tôi chứ, định để vợ chồng tôi đi tù vì bóc lột trẻ vị thành niên hả? Có về mà nghỉ mấy ngày không tôi đuổi dài hạn bây giờ.
Trong lúc tôi vẫn còn ú ớ, chị chủ quán cười toe, đưa cho Huy túi thạch nha đam:
- Huy đưa nhóc về cho chị, bắt ăn hết chỗ này nghe không!

Chiều thu thừa gió, chúng tôi ngồi trước bậc thềm, đã đầy những chậu nha đam, xúc thạch trong túi ăn giống trẻ con vẫn ăn kem mút ngoài cổng.

- Cảm ơn! Huy!

- Đúng là cuồng nha đam rồi. Tự làm thạch nha đam cho tớ ăn thay lời cảm ơn nhé!

Tôi không nhìn sang cậu ấy, sợ có gì đó loạn xạ.

- Tớ chỉ biết trị bỏng thôi!

- Cậu giỏi thật. Nhưng mà ngốc. Mà giữa rừng cây thế này, cậu cũng giống công chúa đấy nhỉ...

- ...???

- Thì công chúa ngủ trong . . . . .trại tị nạn

Tôi đấm vào vai Huy, hai đứa cười át cả tiếng lá bay. "I know" lại vang lên từ một chiếc radio nào đó. Từ khi nào vậy, tôi lại có thể cười như không ai nhìn thấy. Vì lẽ gì? Tôi đã lại xanh tươi, như đã từng.


LIÊN KẾT CÓ GAI

Thêm một liên kết quan trọng với cuộc sống, tôi có thêm rất nhiều ánh mắt ghen tị. Một lần nữa, có lẽ tôi không nên quan tâm.
Nhưng có quá nhiều thứ rắc rối trong cuộc sống này!
Bằng cách nào đó, số tiền quỹ lớp của cô bạn phó bí thư ngồi cạnh tôi bỗng không cánh mà bay. Lại một lần nữa, tôi đóng vai kẻ bị tình nghi vì vẻ bề ngoài "nguy hiểm" - theo ngôn ngữ bây giờ. Tôi chẳng lên tiếng thanh minh nhiều, quá mệt mỏi với những lời xì xào và những lòng tin hạn hẹp. Tôi chỉ khẳng định tôi không làm, nhưng có lẽ thiểu số chẳng bao giờ có giá trị khi lên tiếng. Quyết định khám xét cặp vẫn được giáo viên đồng ý. Tôi nắm chặt hay bàn tay lại, cổ họng cứng đơ, tôi đã tập chịu đựng rất nhiều để trở nên lì lợm. Tuy nhiên sự tổn thương lòng tự trọng, cũng có giới hạn ở một điểm nào đó. Cố gắng không để giọt nước tràn li, tôi cắn môi đến gần bật máu.

Lại là Huy, vẻ mặt đầy tức giận, chưa bao giờ tôi thấy cậu ấy như vậy.

- Là em, thưa cô!

Sững sờ không phải chỉ một người. Gần trăm con ngươi quay lại mổ xẻ người vừa đứng dậy, rồi đến tôi, tất cả đều ngỡ ngàng. Cuộc họp kín tạm ngừng vài phút. Tôi kéo Huy ra ngoài

- Tại sao cậu lại làm thế? Đừng có ngốc thế được không, cậu đâu có liên quan gì mà làm vậy?

- Vậy cậu không ngốc sao? Tại sao không chứng minh rằng không phải cậu, tại sao cậu luôn im lặng khi bị như vậy hả?

- Cậu đừng nghĩ rằng cậu hiểu tớ mà xen vào cuộc sống của tớ. Cậu định làm đổ bể hình tượng chỉ vì một con ngốc như tớ hay sao? Chả có lý do gì để phải như vậy!!!

- Chẳng có hình tượng nào hết. Tại vì tớ không muốn cậu mãi ngốc nghếch như thế, không muốn thấy cậu đau lòng mà chẳng thể nói ra, không muốn cậu cứ âm thầm chịu đựng một mình như thế nữa. Tớ trở thành kẻ ngốc, có làm sao không. Là vì tớ sợ cậu sẽ lại khóc một mình, sợ cậu sẽ biến mất, là vì tớ cần cậu, có được không ???

Lần đầu tiên, Huy bỏ đi trước. Tôi chết trân! Có điều gì không đúng. Tôi vì lòng tự trọng bị nghi ngờ, đã cho mình cái quyền làm tổn thương cậu ấy.

Tiếng ồ lên trong lớp học, cô bạn phó bí thư, tìm thấy 3 tờ xanh ngắt trong cuốn nháp của chính mình. . .

. . .

Tôi trở về với ba những ngày cuối tuần, trở về với nơi vẫn bình yên dù mưa hay bão, không muốn nhớ gì cả. Tôi khóc òa như bắt đền ba tôi. Bàn tay xác xơ lại vuốt lên tóc, dí dí cái trán:
- Kì cục quá con gái ạ!
Tôi áp cả hai bàn tay ba vào má
- Con nhớ ba quá đấy mà!
Hiên nhà tôi đã đầy nha đam. Ba bảo:
- Nhớ con ba mới trồng thôi!
Ba nắm chặt tay tôi khi tôi xoa lên tay ba thứ keo mát dịu từ thuở bé:
- Con gái à, nếu một ngày có một bàn tay nào lau nước mắt cho con, thì đừng làm mất!
Ba vẫn là người hiểu tôi, khi tôi không thể nói ra bằng lời những câu chuyện của mình. Ba đưa tôi chậu nha đam từ gốc đâm lên một nhành hoa màu nâu đỏ. Đến giờ tôi mới biết, nha đam có thể ra hoa.

Quay lại thành phố, nơi đầu tiên tôi đến là Aloe Vera. Tôi phải xin lỗi Huy, tôi phải xin lỗi vì tất cả những gì đã qua, chưa bao giờ tôi lắng nghe và hiểu cậu ấy, như cậu ấy đối với tôi. Mỗi người có một cuộc sống khác nhau, ai cũng có một vài nỗi khổ tâm nhất định. Tôi đâu có căn cứ gì, để kết luận rằng cậu ấy hạnh phúc hơn tôi, để cho rằng cậu ấy phải là người chịu đựng sự nóng nảy cộc cằn vô lý. Hoặc chỉ đơn giản tôi sẽ nói rằng, không phải chỉ cậu ấy cần tôi.

Số nha đam ngoài cửa kính đã mất đi một khoảng lớn. Anh chủ quán tỉnh bơ:

- Hôm nọ bọn bợm nhậu nó phá!

Tôi thấy giận anh ghê gớm. Tại sao lại để mất hơn nửa số nha đam chỉ mấy ngày tôi vắng mặt như vậy. Nhưng còn có thứ khác đáng quan tâm hơn cả nha đam. Nhân viên mới. Tôi không thấy Huy.

- Tôi tưởng cô chỉ lo cho mấy cây nha đam thôi. Cái bọn này cuồng nha đam hơn cả tôi rồi. Thằng nhóc đầu gà ấy chả hiểu nghĩ gì, thấy chúng nó đánh nhau ngoài cửa vỡ mấy chậu cây lại chạy ra bảo vệ. . . cây. Suýt nữa thì chết. Tôi còn chả tiếc thì thôi. Không hiểu nổi. ..

Tôi không nghe anh nói hết câu được nữa.

***

Trời lại mưa, ôm chậu nha đam có hoa, ngồi trong xe bus mà tôi không biết làm sao cho khỏi ướt. Nha đam không chịu được ngập nước. Chị nói vài câu trong tai nghe, tôi chỉ nhớ được tên bệnh viện, ngón tay run bần bật bấm loạn xạ các phím, radio, tin bão, "I know". Một mớ hỗn độn.

Là Huy ngốc nghếch, cậu ấy chỉ nghĩ đến nha đam mà chẳng cần biết mình ra sao. Hay là tôi ngốc nghếch, đã không biết trân trọng những gì mình có? Tại sao tôi lại cứ làm đau người khác, tại sao tôi chỉ biết tin vào chính mình mà không một lần quay đầu nhìn lại. Những lí thuyết cứng nhắc tự tạo đã làm vỡ rất nhiều thứ.
Tôi ngồi hàng cuối, nơi mà Huy vẫn luôn ở đó, nơi có thể nhìn thẳng lên ghế đầu quen thuộc của tôi. Một mảnh giấy ghi chú màu vàng rất nhỏ, góc dưới cùng sau chiếc ghế ấy. Tôi cứ đứng mãi ở đó cho đến khi bác tài giục mấy lần: "Xuống đi cháu ơi, bến cuối rồi". Tôi lại làm ướt luôn cả mảnh giấy ghi chú màu vàng. "Tiểu Nha Đam, tớ luôn nhìn thấy cậu".

Tôi không dám chạy, sợ rơi mất nha đam. Tôi cũng không dám đi. Thành ra, tôi vừa đi vừa chạy. Tôi không muốn thay đổi màu mắt. Huy đã nói cậu ấy không muốn tôi phải khóc, nhưng mưa cứ gầm gào. Có người sợ một mình trong bão.
Màu trắng và mùi của bệnh viện làm tôi sợ mặc dù tôi đã ở đây triền miên những ngày tháng cuối cùng của mẹ, tôi sợ những giấc mơ ra đi và không bao giờ trở lại.
Tôi không kịp chào chị, lao thẳng vào phòng. Bác sĩ đang làm việc nên tôi bị đuổi ra, chỉ kịp thấy khuôn mặt thường xuyên trong trí nhớ băng bó nhợt nhạt, nụ cười đã không còn nữa.

Cái bộ dạng chưa từng hiện lên trong giấc mơ, tôi ôm lấy chị, lại làm ướt áo chị. Chị thở dài, dỗ tôi bằng giọng trẻ con.

Chị là một người chị họ, thân với gia đình Huy từ nhỏ. Ba mẹ cậu ấy đã li dị từ khi cậu ấy học cấp 2, đều đi ra nước ngoài, mỗi người một ngả. Huy nhất quyết ở lại Việt Nam, sống một mình. Hàng tháng ba mẹ cậu ấy gửi tiền đều đặn, rất nhiều, nhưng Huy tuyệt nhiên không dùng đến số tiền ấy.

- Hồi bé chị với Huy rất hay được mẹ nó nấu chè nha đam cho ăn, nên Huy mê nha đam lắm. Thấy nhóc cũng thích như vậy, nó mới bảo chị cho nhóc mang nha đam về trồng. Nhưng chị cũng không ngờ chỉ vì nha đam mà nó lại liều lĩnh và dại dột đến thế.
Rõ khổ!
À, Nhóc xem cái này đi!

Chị đi mua nước cho tôi, chắc thấy tôi cũng sắp cạn rồi. Đã từ rất lâu, tôi cố gắng và tập dượt, lúc nào cũng thản nhiên, lúc nào cũng khô khốc. Nhưng hôm nay không thứ gì tôi cầm trên tay là còn khô. Một xấp ảnh trong cuốn sổ nhỏ, những tấm hình bằng lòng bàn tay. Mặt trước, là tôi. Mặt sau. . .
23/7. Tiểu Nha Đam ngồi một mình
1/8 Tiểu Nha Đam cho nha đam uống nước
3/8 Tiểu Nha Đam nhớ bố
16/8 Tiểu Nha Đam chờ nắng, khung kính
. . . Mờ hết rồi, tôi chẳng còn đọc nổi. Ôm tập ảnh vào tim cho khỏi ướt, tôi thấy xót vào tận bên trong, làm cách nào để trời tạnh mưa? Làm cách nào. . .


- Này sâu ngủ, trưa rồi đấy!

Tôi cố trợn mắt nhìn lên, thấy nụ cười trong giấc mơ. Nắng mùa thu.

- Cậu ở đâu ra mà mắt như gấu trúc thế này? Đừng có nói là cậu ngủ cả đêm trong tư thế Bonsai ở cái ghế này đấy nhé!
Tôi muốn đấm Huy, nhưng cậu ấy cứ cười, nụ cười từ lâu đã làm tôi chỉ biết ngồi im để lắng nghe có gì đang loạn xạ. Còn tôi, lại bộ dạng chưa từng hiện lên trong tưởng tượng. Huy với tay lau nơi khóe mắt tôi, bàn tay đầy vết xước, mặt tôi nóng có lẽ còn hơn mặt trời bên ngoài cửa sổ. Tôi gạt ra.

- Đồ ngốc không thuốc gì chữa nổi! Cậu cứ khỏi đi, rồi tớ sẽ cho một trận.

- Bác sĩ tương lai mà hành hung bệnh nhân thế à!

- Tớ ghét cậu. Cậu theo dõi tớ, nhưng cậu chẳng biết gì cả

- ...???

- Tớ cũng luôn nhìn thấy cậu. . .

.....

- Cậu hành hạ thế nào mà nha đam mọc cả hoa kìa!

Tôi nhìn chậu nha đam trên tủ cá nhân. Sau một đêm mưa gió, nhành hoa dường như đã cao hơn một chút. . .



ĐOẠN KẾT Ở NƠI CÓ ĐẦY NHA ĐAM

Ba lên thăm tôi. Những ngày vui vẻ như được sắp lịch từ rất lâu. Tôi lại cười như thể không ai nhìn thấy. Ba nấu chè nha đam, tôi thì làm thạch. Căn phòng nhỏ đầy nắng và gió.
Huy đẩy cửa, lí nhí chào ba tôi, cậu ấy lại gãi đầu một cách khổ sở, hành động đặc biệt dễ thương đã được lưu vào một cuốn album nhỏ chỉ tôi mới biết.

- Chào chàng trai! Rất vui được biết cháu. Cháu có thể gọi bác là bác Huy!

Huy tròn mắt quay sang tôi. Tôi và ba thì cười phá lên.
"Bác Huy", Huy, và tôi - Tiểu Nha Đam cùng nhau ngồi ngoài bậc thềm ngập tràn nha đam. Cười, như nha đam những ngày có nắng.

Nha đam có gai, nhưng bên trong, mát như gió mùa thu. Nha đam thích nắng, dĩ nhiên, của mùa thu.
Hình ảnh: Câu chuyện về Tiểu Nha đam Tác giả: Lê Ngọc Minh "Tin khẩn cấp, cơn bão số 8. . ."  Tin bão bùng nhùng trong tai nghe. Mùa thu sắp đi ngủ rồi. Tôi quay ra cửa kính xe bus, nhìn những vệt chéo mưa đang gạch xóa cảnh vật bên ngoài, cười, lắc đầu, không phải mưa làm nhòe nhoẹt những thứ bên ngoài khung cửa kính, mà làm mắt tôi mờ đi thôi. Chậu nha đam tôi ôm cứng, có vài giọt nước len lỏi. Bình thường tôi đã trợn trừng mắt hoặc nhảy dựng lên xem tại sao mưa ngoài cửa kính có thể chui vào bên trong xe. Nhưng tôi vội vàng lấy khăn tay lau đi lau lại nhánh nha đam, lau mãi, càng thêm ướt, nước ở đâu ra nhiều vậy, lau không được, tôi che bàn tay lên chậu cây nhỏ, đầu ngón tay nhỏ giọt. Phải rồi, tôi sẽ nói dối cậu ấy là tại mưa, mưa làm ướt nha đam, một lát nữa thôi, một lát nữa, tôi phải nhanh chóng thở thật sâu, và giữ nguyên màu mắt. "And I know oh oh oh oh. . .that's not a dream, and I saw oh oh oh oh. . .".  Ôm chậu nha đam, tôi chỉ còn một tay để giật tai nghe ra, không kịp, một vài mảnh vỡ của bản ghi-ta như đi lạc ấy đã kịp chạm vào, nha đam có gai, nhưng cũng không đau đến vậy, tôi thật sự không muốn đổi màu mắt . . . Tôi phải mang nha đam đến cho người tôi cần, tôi phải mang nha đam đến cho người cần tôi?. . . ***  Không rõ từ lúc nào, tôi phải lòng nha đam, thứ cây nhỏ nhắn cao không quá hai gang tay. Không phải tôi là tín đồ làm đẹp, vì mãi vài năm sau khi yêu loài cây ấy, tôi mới biết có một bí quyết sắc đẹp mang tên lô hội - nha đam. Tôi yêu đơn giản vì nha đam làm dịu nỗi đau cho người tôi yêu thương. Ba tôi làm trong một xưởng đúc máy. Ngày nào ba tôi cũng đi làm từ sáng tới tối mịt. Khi về nhà, chỉ còn hàm răng là trắng, nhưng đôi mắt sáng ngời khi nhìn tôi. Tôi thường cầm bàn tay xơ xác phồng rộp của ba, áp vào má, thấy đau, có lẽ bàn tay ấy đã bỏng nhiều đến nỗi không còn biết đau nữa. Tôi bắt đầu trồng nha đam, mỗi tối đều xoa lên tay ba thứ keo man mát. Ba tôi bảo không cần thiết đâu, nhưng tôi mặc kệ, tôi thấy đôi mắt ba long lanh khi đó, thế là đủ. Lúc ấy tôi mới là đứa trẻ cấp một.  Tất cả tài sản của tôi, là những chậu nha đam, đã ra đi trong một chiều mưa gió. Nha đam đi với mẹ, nha đam theo mẹ tôi. Mẹ bị ung thư phổi, chỉ nửa năm sau tin dữ, là một tin không ai muốn tin. Trong giấc mơ của tôi, có một người đã ra đi và không bao giờ trở lại. Suốt mấy ngày đám tang mẹ, mưa ngập lụt khoảng sân mẹ vẫn hay ngồi chải tóc. Nha đam không chịu được ngập nước, tôi không còn nhớ là phải cất những tình yêu bé nhỏ ấy đi. Nước ngập đến nỗi những chiếc gai có lẽ cũng rách toạc ra.   Ba xốc ba lô cho tôi, bàn tay xơ xác đưa tay tôi cho người họ hàng. "Cố gắng lên con gái, hãy giữ lấy mơ ước của con". Vào thành phố học trung học, đó là cách duy nhất có thể giúp tôi phải trở thành bác sĩ, nhất định tôi phải trở thành bác sĩ. Nhưng sao nhìn bàn tay hình thù đáng thương của ba, tôi lại như đứa bé mẫu giáo không muốn bước vào lớp một và mếu máo đòi trở lại vườn trẻ. Bàn tay ấy đẩy tôi đi, rồi vẫy vẫy đằng xa. Tôi ngó hẳn đầu ra khỏi xe, bàn tay ba tôi đang che lấy mắt, giống như trò trốn tìm thuở tôi còn nhỏ. Tôi vùi mặt vào ba lô, có lẽ ba đã phải cố kìm lòng từ rất lâu vì tôi luôn muốn thấy ba cười.   Nha đam chẳng còn, ba sẽ sống với ai?  Cuộc sống trong lòng thành phố luôn không dễ dàng, nhất là đối với một kẻ cô độc. Đến một ngày, có hiểu lầm, tôi không giải thích gì khi người họ hàng đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi chỉ nhận ra rằng với nhiều người thì tiền bạc quan trọng hơn một ai đó. Rồi họ lại tìm đến xin lỗi và bảo tôi quay trở lại, nhưng tôi đã quên chuyện đó từ bao giờ. Từ khi rời xa nơi tôi hằng yêu dấu, tôi học cách thản nhiên với cuộc sống, quên đi những gì khiến tôi phiền muộn, sống như không ai có thể ngăn cản. Không còn bàn tay ba bên cạnh để gục mặt vào khi có thể, tôi phải tự làm sao đó để tất cả không được tràn ra ngoài. Mọi sự cố gắng để thay đổi ý thức, có lẽ không còn thừa cho việc khác nữa, nên mỉm cười mỗi ngày, với tôi thật không dễ dàng gì. Tôi tìm được một nơi ở cho riêng mình, rất nhỏ, nhưng đủ để tôi thoải mái làm những gì mình thích, nhớ về những người tôi yêu. Tôi lại trồng nha đam. Đi học. Đi làm thêm. Những lúc tưởng như không thể đứng dậy được, tôi lại gọi để nghe giọng nói của ba - mối liên hệ duy nhất của tôi với cuộc sống này. Nhắm mắt nghĩ đến một ngày cuối tuần, tôi cắt những lá nha đam, ôm trở về với ba, xoa lên đôi bàn tay xơ xác.   Đứng lên!  . . .  TIỂU NHA ĐAM  Huy và tôi học cùng lớp, sẽ chẳng có gì liên quan nếu cậu ấy không chạy bàn ở Aloe Vera, giống tôi.  Ở lớp, tôi và Huy như hai thí dụ trực quan cho hai kiểu người trái cực trong một tập thể. Huy học giỏi, nổi tiếng, thể thao giỏi, nhìn cũng được. Thực ra thì tôi không muốn thừa nhận rằng cậu ấy trông thật cuốn hút, nhưng bởi vì tôi chẳng quan tâm, nhất là với những người gắn mác hot boy này nọ, tôi thường có ác cảm. Còn tôi, nói đơn giản thì gần như là một cái bao bì không bao giờ mở, tôi chỉ thấy việc học là quan trọng, tôi luôn cố gắng để vị trí về học tập cao hơn, và cao hơn nữa, còn lại, tôi chẳng quan tâm. Thậm chí trong mắt một số bạn, tôi giống như một con bệnh, hay con mọt. Có lẽ tôi có gai. Nha đam cũng có gai.  Huy lúc nào cũng thế, cố tình (tôi cho là vậy) làm người khác chao đảo bằng nụ cười như nắng mùa thu. Ngày đầu tiên gặp tôi ở Aloe Vera, nụ cười xã giao ấy được tôi đáp trả bằng một cái gật đầu không mấy thiện chí. Tôi biết mình vô lý, nhưng tôi cũng biết có rất nhiều nụ cười chỉ là để làm bìa, vậy thôi. Tôi tự hỏi tại sao "hot boy" như cậu ta không ở nhà chải truốt đi mà lại phải đi làm thêm? Vớ vẩn quá, tôi lắc đầu thật mạnh. Tôi và Huy làm cùng ca, không mấy thoải mái, nhưng mặc kệ, tôi chẳng quan tâm.  Tôi không biết gọi Aloe Vera là cái gì, bởi quán kinh doanh đồ uống và bánh ngọt, nhưng bài trí nội ngoại thất như một cửa hàng cây cảnh, toàn là nha đam. Trong Menu ngoài bánh papparoti và mấy món cà phê sữa thì cũng toàn nha đam: trà nha đam, sữa chua nha đam, thạch nha đam, bánh bông lan nha đam. . . Có lẽ chủ quán bị cuồng lô hội. Không thèm nhìn đơn xin việc của tôi, anh chỉ hỏi tôi biết chăm sóc nha đam không. Và tôi được nhận. Mỗi ca chừng hai tiếng, và chỉ có hai phục vụ bàn thôi. Không lẽ anh chủ quán cuồng nha đam, còn chị chủ quán thì cuồng con số 2? Cũng không lạ gì vì hai anh chị chủ quán quả thật chẳng giống ai. Tôi thấy tay họ đeo nhẫn giống nhau ở ngón áp út. Anh thì lùn, đầu nhẵn thín, hai tay đầy hình xăm. Chị xinh và cao, gần 30 rồi nhưng vẫn nhí nhảnh như trẻ con. Hai người không mấy khi nói với nhau khi làm việc, chỉ thi thoảng chị đặt cộp cái khay lên bàn, thường là khi đã vãn khách, thở hắt: "Đằng ấy ơi, tớ chán!". Thế rồi anh chị ôm eo nhau ra cửa, đội mũ bảo hiểm, đi chơi, quăng chìa khóa lại cho Huy. Có lẽ có mối liên quan nào đó tạo sự tin tưởng giữa anh chị và cậu ấy. Gần cuối ngày, nhưng nụ cười của cậu ấy vẫn không kém tươi đi chút nào.  - Anh chị vui nhé! Hai người, một thấp, một cao, trông buồn cười! Tôi tự hỏi tình yêu thật là kì lạ. Huy lau dọn, và tôi lo phần nha đam, rất nhiều. Có lẽ, đã có vài người thú vị thêm liên kết vào trong cuộc sống của tôi, là anh chị chủ quán. Còn Huy, tôi không quan tâm???  Huy luôn tìm cách bắt chuyện với tôi. Tôi thấy vẻ thất vọng và lúng túng thấy rõ của cậu ấy khi tôi trả lời những câu hỏi kiểu nhát gừng, hay chỉ ừ hử trong cổ họng cho qua chuyện. "Hot boy lạnh lùng" đi đâu rồi? Nhưng rồi cậu ấy lại cười luôn, khó ưa. Tôi biết rằng không phải cứ ai nói chuyện cùng là có thể tin tưởng được, tôi chỉ có một mình, muốn tự bảo vệ thì tất cả chỉ nên dừng ở mức thoáng qua thôi. Chắc tôi cũng làm cậu ấy cảm thấy bị coi thường, nên ở lớp, chúng tôi vẫn như vậy, hai cực khác nhau, quay về hai hướng. Nhưng tôi càng ngày càng không thể tỏ ra không có gì, khi cậu ấy nhúng tay vào phần việc của tôi. Đôi khi lỡ bus, tôi đến muộn, tất cả các chậu nha đam đã được tưới cẩn thận, vừa đủ, dù bên trong đông khách, vào một số ngày ngẫu nhiên, khi tôi vặn vẹo cổ sau quầy và cảm tưởng như xương chân rời ra không đứng lên nổi thì Huy đã cất đi phân nửa số nha đam bên ngoài cửa kính. Nha đam không chịu được ngập nước, chỉ cần một cơn mưa to và dài, sẽ chết hết. Đáng lẽ phải tỏ ra biết ơn, nhưng tôi chỉ càu nhàu:  - Cảm ơn, nhưng lần sau việc của tôi hãy để tôi làm. Huy lại cười. Đáng ghét. Cậu ta chỉ biết cười thôi sao?… Tôi và Huy về cùng một chuyến xe bus, tôi ngồi ghế đầu, Huy ở cuối, tôi xuống trước, nhưng luôn đứng chờ cho đến khi chiếc xe đi khuất, mới rẽ về nhà. Tôi thích một mình, không ai thấy cả. …  Một chiều đông khách, tôi phải đi như chạy. Vỡ. Có tiếng Huy xin lỗi. Rõ ràng tôi thấy gã thanh niên ấy đang nói chuyện rồi đột nhiên vung tay ra, đập vào Huy đang từ đằng sau đi lại. Tách cà phê vừa pha, một nửa đổ vào tay bồi bàn, một nửa chảy xuống đôi giày anh ta, có lẽ đắt tiền. Huy cúi gập người xin lỗi, tôi cứ tưởng "hot boy" là không có chức năng này. Giọng gã kia đã lên tận quãng tám, anh chủ quán đi ra, chỉ ngắn gọn: "\ - Anh cần bao nhiêu?  Cô gái đi cùng "thượng đế" xem chừng xấu hổ, bấm tay anh này ra về. Anh chủ quán vỗ vỗ vai Huy, ra hiệu tôi vào bên trong với cậu ấy. Tôi cắt mấy lá nha đam, tách lớp vỏ xanh, đắp phần keo trong vắt lên vết bỏng của Huy, lâu lắm rồi mới làm việc này. Cầm bàn tay cậu ấy, nhớ những ngày còn nhỏ, xơ xác, tôi thấy cổ họng nghẹn lại.  - Lần sau cậu đi đứng cho đường hoàng, đừng thấy trai đẹp là đứng sát vào  Huy gãi đầu, bị tôi nói xỏ, cậu ấy cũng chỉ biết cười:  - Cảm ơn cậu, Tiểu Nha Đam  - Cái gì? Sao lại gọi bằng cái tên đậm chất Tàu thế chứ  - Không phải. Tại vì . . .cậu giống nha đam, mà cậu cũng yêu nha đam nữa...  Tôi hơi giật mình:  - Sao biết tôi yêu nha đam?  - Vì khi cậu chăm sóc cho nha đam, nhìn cậu khác lắm, mà tháng nào cậu cũng ôm một chậu nha đam về, hình như cậu chỉ vui vẻ khi ở cạnh nha đam thôi. . .  Tôi chết sững. Mỗi tháng, ngoài tiền lương, chị chủ quán đều bảo tôi mang một chậu nha đam nhỏ về. Tôi cũng không hiểu tại sao, chị dọa không lấy sẽ đuổi việc, nên tôi chỉ biết sung sướng tuân theo. Nhưng việc này, tại sao Huy lại biết?!? Câu cuối cùng của tôi khiến Huy đỏ mặt - cái vẻ đáng ghét khiến tôi không thể không nhìn cậu ấy.  - Cậu không lo làm việc mà đi theo dõi tôi vậy à?  Tôi là Tiểu Nha Đam! . . .  NHA ĐAM NGẬP NƯỚC  Có những việc người ta không thể nhớ là từ khi nào, hay giải thích tại sao lại như vậy. Đến chính tôi cũng không thể hiểu nổi bản thân mình. Một lần trong giờ lịch sử, cô giáo hỏi loài cây gì trong kháng chiến chống Pháp nhân dân ta đã phải trồng thay cho lúa để rồi dẫn đến nạn đói năm 45. Cô gọi Huy đến mấy lần mà cậu ấy vẫn đang mơ màng gì đó, rồi giật mình, bật dậy như một cái lò xo: "Dạ nha đam!" Cả lớp cười ầm ĩ, cậu bạn bàn dưới giật giật áo Huy: "Sáng nay mày ăn nhầm bánh bao thiu à!" rồi cũng cười ngặt nghẽo. Huy lại gãi đầu cật lực, mặt cậu ấy đỏ lử lên. Tôi không hiểu sự đảo lộn nào đã khiến cậu ấy có thể nhầm đay với nha đam như thế. Tôi thấy mình cũng đang cười, là cười cơ đấy, tự nhiên nhất, và tôi chợt nhận ra rằng tôi bỗng có thói quen nhìn sang chỗ Huy ngồi bất cứ khi nào có thể. Tôi phát hiện ra tôi đã không thể không liếc sang nụ cười "đáng ghét" ấy ít nhất vài lần một ngày. Mặc dù tôi vẫn giữ thái độ "sát thủ" cố hữu, nhưng bên trong tôi, có gì đó không ngủ yên, giống như nha đam, chỉ một lá nhỏ có thể mọc thành nhiều, rất nhiều cây nha đam khác. Tôi không hiểu, phải làm sao, tôi có thể không tưới nước, nhưng nha đam, chịu được hạn.  Mùa thu có nhiều bão hơn, mưa cũng ngẫu hứng, một mình tôi không kịp cất dãy nha đam ngoài cửa Aloe Vera, và tôi không có cớ gì ngăn Huy làm chung công việc ấy, nếu không muốn bị mắng.  Chiều thứ 6, hai anh chị đi chơi sớm hơn thường lệ, lại chỉ còn tôi và Huy. Chúng tôi vẫn không nói gì nhiều với nhau ngoài mấy chuyện bưng trà và pha sữa. Nói đúng hơn, tôi vẫn không trả lời cậu ấy được một câu khá hơn câu "Ừ!". Hình như tôi chính là kẻ đáng ghét mới phải.  Trời đột nhiên tối sầm, lá xào xạo ngoài đường. Huy bỏ cây chổi lau nhà để ra mang nha đam vào giúp tôi. Mưa to như con bò. Chúng tôi không kịp về nhà. Mất điện. Không còn cách nào khác, Huy đốt nến, cả hai ngồi bệt xuống sàn, nghe radio, tựa vào chân ghế nhìn ra ngoài cửa kính. Con đường mưa đèn xe đang khua loạn xạ, có quá nhiều thứ rắc rối trong cuộc sống này. Chớp thỉnh thoảng lại lóe lên sáng trắng, tôi đã từng rất sợ, nhưng kể từ khi ở một mình, những thứ như vậy bắt buộc phải trở thành nhỏ nhặt.  - Cậu có sợ ở một mình khi bão không? – Huy hỏi  - Ừm. . không!  - Tớ. .. sợ  Tôi trợn trừng mắt quay sang, có lẽ cộng thêm với ánh nến nhập nhòe, nên nhìn tôi giống như một con gấu mèo chính hiệu. Huy phì cười:  - Đấy là lúc trước, chẳng hiểu sao, hồi nhỏ tớ luôn chui xuống gầm bàn khi bão. Nhưng cậu còn không sợ, chẳng phải nếu sợ nữa thì tớ không phải đàn ông sao.  Tôi không thấy buồn cười, tự hỏi tại sao cậu ấy lại quá đỗi thành thật với tôi như vậy  - Sao lại nói với . . .tớ?  - Tớ tin cậu, vậy thôi.  - Tin?  - Thật khó để tìm được một người thực sự không quan tâm và cũng không dễ dàng chấp nhận chỉ vì những thứ bên ngoài.  - Cậu không thấy khó chịu vì tớ sao?   - Cậu lúc nào cũng cộc cằn, cậu cứ gồng mình lên để sống, hẳn có lý do. Nhưng cậu vẫn chỉ là một cô gái bé nhỏ thôi, khi ôm lấy những chậu nha đam, khi nghe điện thoại của bố… Tiểu Nha Đam, cậu vẫn chỉ là nha đam, chịu được hạn, có gai, nhưng có lẽ bên trong không phải vậy...  Tôi lặng người đi, không hiểu, cảm giác hơi khó chịu khi có người bắt thóp được. Nhưng có một mạch ngầm ở đâu đó đã bung ra, có nhiều hơn một người hiểu khi tôi không thể cất lên thành tiếng những câu chuyện của mình. Bài tập chống tràn tôi sử dụng bấy lâu nay, đang sắp vô hiệu, tôi vội nhắm mắt lại, thấy nặng lắm. Huy lúi húi lấy gì đó ở góc tủ. Cậu ấy phủi phủi mặt hộp ghi-ta. Lặng lẽ chơi, chẳng nói thêm gì nữa. Bản ghi-ta như đi lạc. Lời bài hát chảy theo tiếng mưa:   And I know oh oh oh oh oh oh. . . That's not a dream, and I saw oh oh oh oh oh oh oh oh. .   I know. Bài tình ca quái đản, hát mà như rơi. Tôi tựa đầu vào cửa kính, rơi mãi, những gì đã qua, những tôi của ngày xưa và bây giờ, những khoảng trời cô độc, những người đã ra đi và không bao giờ trở lại, rơi ướt đẫm nha đam.   - Cậu làm nha đam ngập nước rồi kìa!  Như đứa trẻ ăn vụng bị bắt quả tang, tôi vội lấy khăn tay, lau đi lau lại nhánh nha đam. Chẳng khô, nước ở đâu mà ướt mãi. Mưa đâu thể chui qua cửa kính??  Có bàn tay ai đó ngăn lại dòng thời gian trên mắt tôi, ánh sáng chói chẳng thể mở mắt được. Tôi chỉ nghe loáng thoáng giọng nói hoảng hốt, khác hẳn với khi nãy. I know. . .  Tôi tỉnh dậy vào giữa buổi sáng, cái giờ mà tôi không dám tưởng tượng cho một học sinh gương mẫu. Mặt lạnh toát vì chiếc khăn có lẽ là chườm đá trên trán. Tôi thấy trên bàn nồi cháo nhỏ vẫn còn hơi ấm, bên cạnh là đống thuốc cảm và tờ giấy ghi chú màu vàng với dòng chữ gầy và cứng như que củi: "Ốm nên nghỉ học! Chân đau thì hãy nghỉ rồi hẵng bước tiếp, Nha Đam không chịu hạn mãi được. À mà đừng có hỏi làm thế nào tớ đưa cậu về nhà. Ăn cháo đi kẻo nguội!". Tôi bật cười với mệnh lệnh ngố tàu, cháo làm tôi nhớ mẹ, ngoài cửa sổ nắng đã nhảy nhót đầy, có còn mưa nữa đâu, bộ dạng chưa từng hiện lên trong tưởng tượng. Thôi rồi, ngày hôm qua…  Buổi chiều tôi vẫn tới Aloe Vera. Hôm nay quán không bán, anh chủ quán vừa thấy tôi đã xua như xua gà:  - Cô còn đến nữa hả? Làm tôi phải đóng cửa để lau dọn sản phẩm của cô cả ngày hôm nay đây. Làm việc đến chảy máu mũi rồi lăn đùng ra, chả hiểu cô là con người hay con hà mã nữa. Mệt thì phải nói với tôi chứ, định để vợ chồng tôi đi tù vì bóc lột trẻ vị thành niên hả? Có về mà nghỉ mấy ngày không tôi đuổi dài hạn bây giờ. Trong lúc tôi vẫn còn ú ớ, chị chủ quán cười toe, đưa cho Huy túi thạch nha đam: - Huy đưa nhóc về cho chị, bắt ăn hết chỗ này nghe không!  Chiều thu thừa gió, chúng tôi ngồi trước bậc thềm, đã đầy những chậu nha đam, xúc thạch trong túi ăn giống trẻ con vẫn ăn kem mút ngoài cổng.  - Cảm ơn! Huy!  - Đúng là cuồng nha đam rồi. Tự làm thạch nha đam cho tớ ăn thay lời cảm ơn nhé!  Tôi không nhìn sang cậu ấy, sợ có gì đó loạn xạ.  - Tớ chỉ biết trị bỏng thôi!  - Cậu giỏi thật. Nhưng mà ngốc. Mà giữa rừng cây thế này, cậu cũng giống công chúa đấy nhỉ...  - ...???  - Thì công chúa ngủ trong . . . . .trại tị nạn  Tôi đấm vào vai Huy, hai đứa cười át cả tiếng lá bay. "I know" lại vang lên từ một chiếc radio nào đó. Từ khi nào vậy, tôi lại có thể cười như không ai nhìn thấy. Vì lẽ gì? Tôi đã lại xanh tươi, như đã từng.   LIÊN KẾT CÓ GAI  Thêm một liên kết quan trọng với cuộc sống, tôi có thêm rất nhiều ánh mắt ghen tị. Một lần nữa, có lẽ tôi không nên quan tâm.  Nhưng có quá nhiều thứ rắc rối trong cuộc sống này!  Bằng cách nào đó, số tiền quỹ lớp của cô bạn phó bí thư ngồi cạnh tôi bỗng không cánh mà bay. Lại một lần nữa, tôi đóng vai kẻ bị tình nghi vì vẻ bề ngoài "nguy hiểm" - theo ngôn ngữ bây giờ. Tôi chẳng lên tiếng thanh minh nhiều, quá mệt mỏi với những lời xì xào và những lòng tin hạn hẹp. Tôi chỉ khẳng định tôi không làm, nhưng có lẽ thiểu số chẳng bao giờ có giá trị khi lên tiếng. Quyết định khám xét cặp vẫn được giáo viên đồng ý. Tôi nắm chặt hay bàn tay lại, cổ họng cứng đơ, tôi đã tập chịu đựng rất nhiều để trở nên lì lợm. Tuy nhiên sự tổn thương lòng tự trọng, cũng có giới hạn ở một điểm nào đó. Cố gắng không để giọt nước tràn li, tôi cắn môi đến gần bật máu.  Lại là Huy, vẻ mặt đầy tức giận, chưa bao giờ tôi thấy cậu ấy như vậy.  - Là em, thưa cô!  Sững sờ không phải chỉ một người. Gần trăm con ngươi quay lại mổ xẻ người vừa đứng dậy, rồi đến tôi, tất cả đều ngỡ ngàng. Cuộc họp kín tạm ngừng vài phút. Tôi kéo Huy ra ngoài  - Tại sao cậu lại làm thế? Đừng có ngốc thế được không, cậu đâu có liên quan gì mà làm vậy?  - Vậy cậu không ngốc sao? Tại sao không chứng minh rằng không phải cậu, tại sao cậu luôn im lặng khi bị như vậy hả?    - Cậu đừng nghĩ rằng cậu hiểu tớ mà xen vào cuộc sống của tớ. Cậu định làm đổ bể hình tượng chỉ vì một con ngốc như tớ hay sao? Chả có lý do gì để phải như vậy!!!  - Chẳng có hình tượng nào hết. Tại vì tớ không muốn cậu mãi ngốc nghếch như thế, không muốn thấy cậu đau lòng mà chẳng thể nói ra, không muốn cậu cứ âm thầm chịu đựng một mình như thế nữa. Tớ trở thành kẻ ngốc, có làm sao không. Là vì tớ sợ cậu sẽ lại khóc một mình, sợ cậu sẽ biến mất, là vì tớ cần cậu, có được không ???  Lần đầu tiên, Huy bỏ đi trước. Tôi chết trân! Có điều gì không đúng. Tôi vì lòng tự trọng bị nghi ngờ, đã cho mình cái quyền làm tổn thương cậu ấy.   Tiếng ồ lên trong lớp học, cô bạn phó bí thư, tìm thấy 3 tờ xanh ngắt trong cuốn nháp của chính mình. . .  . . .  Tôi trở về với ba những ngày cuối tuần, trở về với nơi vẫn bình yên dù mưa hay bão, không muốn nhớ gì cả. Tôi khóc òa như bắt đền ba tôi. Bàn tay xác xơ lại vuốt lên tóc, dí dí cái trán: - Kì cục quá con gái ạ! Tôi áp cả hai bàn tay ba vào má  - Con nhớ ba quá đấy mà! Hiên nhà tôi đã đầy nha đam. Ba bảo:  - Nhớ con ba mới trồng thôi! Ba nắm chặt tay tôi khi tôi xoa lên tay ba thứ keo mát dịu từ thuở bé:  - Con gái à, nếu một ngày có một bàn tay nào lau nước mắt cho con, thì đừng làm mất! Ba vẫn là người hiểu tôi, khi tôi không thể nói ra bằng lời những câu chuyện của mình. Ba đưa tôi chậu nha đam từ gốc đâm lên một nhành hoa màu nâu đỏ. Đến giờ tôi mới biết, nha đam có thể ra hoa.  Quay lại thành phố, nơi đầu tiên tôi đến là Aloe Vera. Tôi phải xin lỗi Huy, tôi phải xin lỗi vì tất cả những gì đã qua, chưa bao giờ tôi lắng nghe và hiểu cậu ấy, như cậu ấy đối với tôi. Mỗi người có một cuộc sống khác nhau, ai cũng có một vài nỗi khổ tâm nhất định. Tôi đâu có căn cứ gì, để kết luận rằng cậu ấy hạnh phúc hơn tôi, để cho rằng cậu ấy phải là người chịu đựng sự nóng nảy cộc cằn vô lý. Hoặc chỉ đơn giản tôi sẽ nói rằng, không phải chỉ cậu ấy cần tôi.   Số nha đam ngoài cửa kính đã mất đi một khoảng lớn. Anh chủ quán tỉnh bơ:  - Hôm nọ bọn bợm nhậu nó phá!  Tôi thấy giận anh ghê gớm. Tại sao lại để mất hơn nửa số nha đam chỉ mấy ngày tôi vắng mặt như vậy. Nhưng còn có thứ khác đáng quan tâm hơn cả nha đam. Nhân viên mới. Tôi không thấy Huy.  - Tôi tưởng cô chỉ lo cho mấy cây nha đam thôi. Cái bọn này cuồng nha đam hơn cả tôi rồi. Thằng nhóc đầu gà ấy chả hiểu nghĩ gì, thấy chúng nó đánh nhau ngoài cửa vỡ mấy chậu cây lại chạy ra bảo vệ. . . cây. Suýt nữa thì chết. Tôi còn chả tiếc thì thôi. Không hiểu nổi. ..  Tôi không nghe anh nói hết câu được nữa.  ***  Trời lại mưa, ôm chậu nha đam có hoa, ngồi trong xe bus mà tôi không biết làm sao cho khỏi ướt. Nha đam không chịu được ngập nước. Chị nói vài câu trong tai nghe, tôi chỉ nhớ được tên bệnh viện, ngón tay run bần bật bấm loạn xạ các phím, radio, tin bão, "I know". Một mớ hỗn độn.  Là Huy ngốc nghếch, cậu ấy chỉ nghĩ đến nha đam mà chẳng cần biết mình ra sao. Hay là tôi ngốc nghếch, đã không biết trân trọng những gì mình có? Tại sao tôi lại cứ làm đau người khác, tại sao tôi chỉ biết tin vào chính mình mà không một lần quay đầu nhìn lại. Những lí thuyết cứng nhắc tự tạo đã làm vỡ rất nhiều thứ.  Tôi ngồi hàng cuối, nơi mà Huy vẫn luôn ở đó, nơi có thể nhìn thẳng lên ghế đầu quen thuộc của tôi. Một mảnh giấy ghi chú màu vàng rất nhỏ, góc dưới cùng sau chiếc ghế ấy. Tôi cứ đứng mãi ở đó cho đến khi bác tài giục mấy lần: "Xuống đi cháu ơi, bến cuối rồi". Tôi lại làm ướt luôn cả mảnh giấy ghi chú màu vàng. "Tiểu Nha Đam, tớ luôn nhìn thấy cậu".  Tôi không dám chạy, sợ rơi mất nha đam. Tôi cũng không dám đi. Thành ra, tôi vừa đi vừa chạy. Tôi không muốn thay đổi màu mắt. Huy đã nói cậu ấy không muốn tôi phải khóc, nhưng mưa cứ gầm gào. Có người sợ một mình trong bão. Màu trắng và mùi của bệnh viện làm tôi sợ mặc dù tôi đã ở đây triền miên những ngày tháng cuối cùng của mẹ, tôi sợ những giấc mơ ra đi và không bao giờ trở lại.  Tôi không kịp chào chị, lao thẳng vào phòng. Bác sĩ đang làm việc nên tôi bị đuổi ra, chỉ kịp thấy khuôn mặt thường xuyên trong trí nhớ băng bó nhợt nhạt, nụ cười đã không còn nữa.  Cái bộ dạng chưa từng hiện lên trong giấc mơ, tôi ôm lấy chị, lại làm ướt áo chị. Chị thở dài, dỗ tôi bằng giọng trẻ con.  Chị là một người chị họ, thân với gia đình Huy từ nhỏ. Ba mẹ cậu ấy đã li dị từ khi cậu ấy học cấp 2, đều đi ra nước ngoài, mỗi người một ngả. Huy nhất quyết ở lại Việt Nam, sống một mình. Hàng tháng ba mẹ cậu ấy gửi tiền đều đặn, rất nhiều, nhưng Huy tuyệt nhiên không dùng đến số tiền ấy.   - Hồi bé chị với Huy rất hay được mẹ nó nấu chè nha đam cho ăn, nên Huy mê nha đam lắm. Thấy nhóc cũng thích như vậy, nó mới bảo chị cho nhóc mang nha đam về trồng. Nhưng chị cũng không ngờ chỉ vì nha đam mà nó lại liều lĩnh và dại dột đến thế.  Rõ khổ! À, Nhóc xem cái này đi!  Chị đi mua nước cho tôi, chắc thấy tôi cũng sắp cạn rồi. Đã từ rất lâu, tôi cố gắng và tập dượt, lúc nào cũng thản nhiên, lúc nào cũng khô khốc. Nhưng hôm nay không thứ gì tôi cầm trên tay là còn khô. Một xấp ảnh trong cuốn sổ nhỏ, những tấm hình bằng lòng bàn tay. Mặt trước, là tôi. Mặt sau. . .  23/7. Tiểu Nha Đam ngồi một mình 1/8 Tiểu Nha Đam cho nha đam uống nước 3/8 Tiểu Nha Đam nhớ bố 16/8 Tiểu Nha Đam chờ nắng, khung kính . . . Mờ hết rồi, tôi chẳng còn đọc nổi. Ôm tập ảnh vào tim cho khỏi ướt, tôi thấy xót vào tận bên trong, làm cách nào để trời tạnh mưa? Làm cách nào. . . …  - Này sâu ngủ, trưa rồi đấy!  Tôi cố trợn mắt nhìn lên, thấy nụ cười trong giấc mơ. Nắng mùa thu.   - Cậu ở đâu ra mà mắt như gấu trúc thế này? Đừng có nói là cậu ngủ cả đêm trong tư thế Bonsai ở cái ghế này đấy nhé!  Tôi muốn đấm Huy, nhưng cậu ấy cứ cười, nụ cười từ lâu đã làm tôi chỉ biết ngồi im để lắng nghe có gì đang loạn xạ. Còn tôi, lại bộ dạng chưa từng hiện lên trong tưởng tượng. Huy với tay lau nơi khóe mắt tôi, bàn tay đầy vết xước, mặt tôi nóng có lẽ còn hơn mặt trời bên ngoài cửa sổ. Tôi gạt ra.  - Đồ ngốc không thuốc gì chữa nổi! Cậu cứ khỏi đi, rồi tớ sẽ cho một trận.  - Bác sĩ tương lai mà hành hung bệnh nhân thế à!  - Tớ ghét cậu. Cậu theo dõi tớ, nhưng cậu chẳng biết gì cả  - ...???  - Tớ cũng luôn nhìn thấy cậu. . .  .....  - Cậu hành hạ thế nào mà nha đam mọc cả hoa kìa!  Tôi nhìn chậu nha đam trên tủ cá nhân. Sau một đêm mưa gió, nhành hoa dường như đã cao hơn một chút. . .    ĐOẠN KẾT Ở NƠI CÓ ĐẦY NHA ĐAM  Ba lên thăm tôi. Những ngày vui vẻ như được sắp lịch từ rất lâu. Tôi lại cười như thể không ai nhìn thấy. Ba nấu chè nha đam, tôi thì làm thạch. Căn phòng nhỏ đầy nắng và gió. Huy đẩy cửa, lí nhí chào ba tôi, cậu ấy lại gãi đầu một cách khổ sở, hành động đặc biệt dễ thương đã được lưu vào một cuốn album nhỏ chỉ tôi mới biết.  - Chào chàng trai! Rất vui được biết cháu. Cháu có thể gọi bác là bác Huy!  Huy tròn mắt quay sang tôi. Tôi và ba thì cười phá lên.  "Bác Huy", Huy, và tôi - Tiểu Nha Đam cùng nhau ngồi ngoài bậc thềm ngập tràn nha đam. Cười, như nha đam những ngày có nắng.  Nha đam có gai, nhưng bên trong, mát như gió mùa thu. Nha đam thích nắng, dĩ nhiên, của mùa thu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét