"Chuyện lạ" về tình nghệ sĩ trong một giới vốn lắm thị phi khiến nhiều người mừng, nhưng hẳn ít ai vui vì chuyện những hạt lạ trong áo ngực.
1. Giới showbiz tuần qua đã chứng kiến một chuyện lạ khi các nghệ sĩ không lên báo dèm pha hay tán tụng nhau. Thay vào đó, nhiều ngôi sao hàng đầu giới giải trí đã chung tay tổ chức quyên tiền chữa trị cho một nam ca sĩ không may mắc bệnh ác tính.
Liên tiếp 3-4 đêm nhạc đã được tổ chức. Vẫn có đôi chút ầm ĩ (chuyện một cô ca sĩ nổi tiếng bỏ show diễn đầu tiên), nhưng những hào nhoáng dường như đã nhường chỗ cho tình người, tình nghệ sĩ. Dù có thể số tiền quyên được chỉ đủ 1 phần chi phí chữa bệnh, nhưng "số" tình mà chàng ca sĩ nhận được có lẽ đủ "dùng" trong nhiều năm tháng cuộc đời.
Một sự kiện như vậy hẳn là chuyện lạ, bởi trong mắt số đông mọi người, mặt bằng showbiz Việt hiện nay vẫn được hình dung là "khả năng giới hạn, thủ đoạn vô biên", mà đứng đầu là "thủ đoạn" tạo scandal. Hôm nay sao này lên tố sao kia bạc tình, lừa đảo, hôm sau sao kia lại lên "trần tình", tố ngược.
Không tỏa sáng được bằng tài năng thì còn rất nhiều cách khác để "lóe sáng". Âu đó cũng là lẽ thường tình, chẳng riêng gì ở showbiz Việt, khi dấn thân vào một cái nghiệp mà bạn sẽ chẳng là gì nếu không được biết đến. Còn công chúng, vì thường xuyên dán mắt theo dõi những scandal lớn nhỏ đó, cũng như vẻ bề ngoài xa hoa tràn ngập trên báo chí của "giới" này, không khỏi hình thành một cách nhìn ít thiện cảm về họ.
Sự mất thiện cảm càng được củng cố khi trong phần nhiều hoạt động từ thiện, các sao cũng "diễn" không kém gì trên phim trường và sân khấu. Đến mức, một phóng viên mảng văn hóa từng phải thốt lên là "cay mắt, đắng lòng" khi có người bạn chỉ ra thực tế: "báo mạng tụi bây xem ra có ích, bởi nhờ có báo mạng mà nghệ sĩ năng nổ đi làm từ thiện giúp ích cho đời hơn". Bản thân phóng viên này cũng "gần như mỗi ngày cũng phải duyệt một bài từ thiện", đến mức thấy nhàm chán, phản cảm.
Liên tiếp 3-4 đêm nhạc đã được tổ chức. Vẫn có đôi chút ầm ĩ (chuyện một cô ca sĩ nổi tiếng bỏ show diễn đầu tiên), nhưng những hào nhoáng dường như đã nhường chỗ cho tình người, tình nghệ sĩ. Dù có thể số tiền quyên được chỉ đủ 1 phần chi phí chữa bệnh, nhưng "số" tình mà chàng ca sĩ nhận được có lẽ đủ "dùng" trong nhiều năm tháng cuộc đời.
Một sự kiện như vậy hẳn là chuyện lạ, bởi trong mắt số đông mọi người, mặt bằng showbiz Việt hiện nay vẫn được hình dung là "khả năng giới hạn, thủ đoạn vô biên", mà đứng đầu là "thủ đoạn" tạo scandal. Hôm nay sao này lên tố sao kia bạc tình, lừa đảo, hôm sau sao kia lại lên "trần tình", tố ngược.
Không tỏa sáng được bằng tài năng thì còn rất nhiều cách khác để "lóe sáng". Âu đó cũng là lẽ thường tình, chẳng riêng gì ở showbiz Việt, khi dấn thân vào một cái nghiệp mà bạn sẽ chẳng là gì nếu không được biết đến. Còn công chúng, vì thường xuyên dán mắt theo dõi những scandal lớn nhỏ đó, cũng như vẻ bề ngoài xa hoa tràn ngập trên báo chí của "giới" này, không khỏi hình thành một cách nhìn ít thiện cảm về họ.
Sự mất thiện cảm càng được củng cố khi trong phần nhiều hoạt động từ thiện, các sao cũng "diễn" không kém gì trên phim trường và sân khấu. Đến mức, một phóng viên mảng văn hóa từng phải thốt lên là "cay mắt, đắng lòng" khi có người bạn chỉ ra thực tế: "báo mạng tụi bây xem ra có ích, bởi nhờ có báo mạng mà nghệ sĩ năng nổ đi làm từ thiện giúp ích cho đời hơn". Bản thân phóng viên này cũng "gần như mỗi ngày cũng phải duyệt một bài từ thiện", đến mức thấy nhàm chán, phản cảm.
Đêm nhạc các nghệ sĩ tổ chức quyên góp tiền chữa bệnh cho Wanbi Tuấn Anh
Giữa một thế giới đầy thị phi, người ta vẫn thấy tình người lóe sáng. Trong khi đó, đôi lúc ở những nơi được mong đợi tình người chan chứa nhất, lại có những chuyện trái tình khiến chúng ta cũng phải "cay mắt, đắng lòng".
Người viết bài này liên tưởng đến câu chuyện xảy ra chưa lâu về những suất cơm từ thiện 5.000 đồng trước cửa một bệnh viện Hà Nội đã bị chối bỏ. Người chối bỏ tất nhiên không phải là bệnh nhân, những người mà một khi đã "lỡ bước sa chân" vào bệnh viện thì phải đối mặt với cơ man các khoản chi từ hữu hình đến vô hình.
Những suất cơm đủ dinh dưỡng, rau thịt nhưng chỉ bán ngang giá hai cốc trà đá, cái giá đủ để khiến người mua không thấy áy náy vì "ăn miễn phí". Nhưng chúng đã bị cấm cửa bởi cái cớ rất khó bắt bẻ của lãnh đạo bệnh viện là lo cơm không đảm bảo an toàn thực phẩm (tức lo cho sức khỏe bệnh nhân).
Nhiều độc giả theo dõi câu chuyện này trên báo hoài nghi đằng sau sự sốt sắng ngăn cản này, rất có thể là quyền lợi của những căng-tin bệnh viện bán cơm giá 25.000/ suất. Nhưng cũng như đối với những tai tiếng (có lẽ chỉ thua giới showbiz) của các bệnh viện về chuyện kê đơn thuốc ăn chia hoa hồng, nhận phong bì..., hẳn chỉ người trong cuộc mới hiểu hết "ngóc ngách" nội tình.
Cũng theo báo chí, chàng trai trẻ đứng đầu sáng kiến từ thiện trên vốn là một thiếu gia có thời ăn chơi ngất trời. Hẳn thiếu-gia-một-thời này phải rất sốc khi nỗ lực trở thành người có ích cho cộng đồng của mình lại bị ngăn trở bởi một lực lượng khó ngờ (Ai cho thiếu gia làm người có ích!!!).
Người viết bài này liên tưởng đến câu chuyện xảy ra chưa lâu về những suất cơm từ thiện 5.000 đồng trước cửa một bệnh viện Hà Nội đã bị chối bỏ. Người chối bỏ tất nhiên không phải là bệnh nhân, những người mà một khi đã "lỡ bước sa chân" vào bệnh viện thì phải đối mặt với cơ man các khoản chi từ hữu hình đến vô hình.
Những suất cơm đủ dinh dưỡng, rau thịt nhưng chỉ bán ngang giá hai cốc trà đá, cái giá đủ để khiến người mua không thấy áy náy vì "ăn miễn phí". Nhưng chúng đã bị cấm cửa bởi cái cớ rất khó bắt bẻ của lãnh đạo bệnh viện là lo cơm không đảm bảo an toàn thực phẩm (tức lo cho sức khỏe bệnh nhân).
Nhiều độc giả theo dõi câu chuyện này trên báo hoài nghi đằng sau sự sốt sắng ngăn cản này, rất có thể là quyền lợi của những căng-tin bệnh viện bán cơm giá 25.000/ suất. Nhưng cũng như đối với những tai tiếng (có lẽ chỉ thua giới showbiz) của các bệnh viện về chuyện kê đơn thuốc ăn chia hoa hồng, nhận phong bì..., hẳn chỉ người trong cuộc mới hiểu hết "ngóc ngách" nội tình.
Cũng theo báo chí, chàng trai trẻ đứng đầu sáng kiến từ thiện trên vốn là một thiếu gia có thời ăn chơi ngất trời. Hẳn thiếu-gia-một-thời này phải rất sốc khi nỗ lực trở thành người có ích cho cộng đồng của mình lại bị ngăn trở bởi một lực lượng khó ngờ (Ai cho thiếu gia làm người có ích!!!).
Những chiếc áo ngực chứa hạt lạ khiến giới phụ nữ nhấp nhổm không yên (Ảnh minh họa, nguồn: SGTT)
2. Một câu chuyện khác, lạ nhưng không vui. Đó là chuyện về những chiếc áo ngực chứa hạt lạ khiến chẳng những giới phụ nữ, mà cả cánh mày râu cũng phải nhấp nhổm không yên suốt tuần qua. Sự việc, đúng như cách miêu tả của một tờ báo, đã thực sự trở thành... lớn chuyện với "đồ nhỏ".
Hàng loạt các đợt "ra quân" rầm rộ truy quét, "thanh kiểm tra" đã được tiến hành tại nhiều tỉnh thành (không thể không gợi liên tưởng đến việc truy tìm người ngoài hành tinh). Và các cơ quan chức năng đồng loạt phát hiện, không chỉ các vùng nông thôn, mà ngay tại các chợ thành thị, thậm chí giữa trung tâm Thủ đô như ở Đồng Xuân, hàng Đào, "bọn lạ" này cũng ngang nhiên được bày bán, và đã bày bán từ... lâu.
Dẫu sao, đây đâu phải là lần đầu, càng không phải lần hiếm hoi chúng ta tìm thấy những thứ lạ có tìm ẩn nguy cơ gây hại chứa trong đồ ăn, uống, đồ tiêu dùng. Hơn nữa, hạt lạ này cũng không trực tiếp đi vào bên trong cơ thể "mỏng giòn yếu đuối" của con người như thực phẩm.
Nhưng xét ra, cơn sốt hạt lạ này có nguồn cơn của nó. Thử hỏi, có ngày nào mở báo ra chúng ta không thấy tin tức nào đó liên quan đến bầu ngực (thường được gọi là vòng 1) - bộ phận mà những chiếc áo nhỏ xinh kia nâng đỡ. Không thể thiếu trong các tít bài là những mỹ từ gợi cảm hết sức, nào là "chèn ép", nào là "hững hờ khoe", "nửa kín nửa hở", "ngút ngàn" vòng một.
Thêm vào đó, các chị em càng không thể thờ ơ với những gì liên quan đến vòng 1, khi mà con đường thành danh của không ít ngôi sao trong giới showbiz có thể tổng kết gọn lại là "đi lên bằng chính vòng 1 của mình".
Hàng loạt các đợt "ra quân" rầm rộ truy quét, "thanh kiểm tra" đã được tiến hành tại nhiều tỉnh thành (không thể không gợi liên tưởng đến việc truy tìm người ngoài hành tinh). Và các cơ quan chức năng đồng loạt phát hiện, không chỉ các vùng nông thôn, mà ngay tại các chợ thành thị, thậm chí giữa trung tâm Thủ đô như ở Đồng Xuân, hàng Đào, "bọn lạ" này cũng ngang nhiên được bày bán, và đã bày bán từ... lâu.
Dẫu sao, đây đâu phải là lần đầu, càng không phải lần hiếm hoi chúng ta tìm thấy những thứ lạ có tìm ẩn nguy cơ gây hại chứa trong đồ ăn, uống, đồ tiêu dùng. Hơn nữa, hạt lạ này cũng không trực tiếp đi vào bên trong cơ thể "mỏng giòn yếu đuối" của con người như thực phẩm.
Nhưng xét ra, cơn sốt hạt lạ này có nguồn cơn của nó. Thử hỏi, có ngày nào mở báo ra chúng ta không thấy tin tức nào đó liên quan đến bầu ngực (thường được gọi là vòng 1) - bộ phận mà những chiếc áo nhỏ xinh kia nâng đỡ. Không thể thiếu trong các tít bài là những mỹ từ gợi cảm hết sức, nào là "chèn ép", nào là "hững hờ khoe", "nửa kín nửa hở", "ngút ngàn" vòng một.
Thêm vào đó, các chị em càng không thể thờ ơ với những gì liên quan đến vòng 1, khi mà con đường thành danh của không ít ngôi sao trong giới showbiz có thể tổng kết gọn lại là "đi lên bằng chính vòng 1 của mình".
Túi dung dịch chứa các hạt lạ được đặt trong áo lót
Nhưng nói một cách nghiêm túc, thì bầu ngực của người phụ nữ chính là "Báu vật của đời" (dịch tên tác phẩm "Phong nhũ phì đồn" của nhà văn đoạt Nobel 2012, Mạc Ngôn). Những đứa trẻ lớn lên từ dòng sữa trong lành chứa đựng trong bầu ngực đó.
Bởi thế, có thể nói, cái lạ không nằm ở những hạt trong áo ngực hay nguyên nhân gây sốt của sự vụ. Có lạ chăng là cách thức quản lý của các cơ quan chức năng đã khiến rất nhiều vật thể/chất dễ dàng bước vào danh mục "lạ".
Hầu hết những chiếc áo ngực chứa hạt lạ đều được xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chủ các cửa hàng, tất nhiên, cũng không thể xuất trình được giấy tờ, hóa đơn và sẽ chịu phạt. Nhưng lại cần đặt câu hỏi là tại sao những mặt hàng không nguồn không gốc như vậy lại điềm nhiên xuất hiện ở khắp các chợ, siêu thị, ngay cả ở giữa trung tâm Thủ đô? Ai sẽ bị phạt khi để xảy ra tình trạng này?
Hầu hết những vụ phát hiện vật thể/chất lạ trong thực phẩm, hàng hóa đều theo quy trình người tiêu dùng phát hiện, phản ánh với báo chí, báo chí đưa tin rồi cuối cùng mới đến cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, cảnh báo. Sự vụ điều tra cũng thường kéo dài đủ để người tiêu dùng liên tiếp đi từ hoang mang, sợ hãi đến chán nản, buông xuôi. Không ít thứ cuối cùng vẫn gắn với cái tên "lạ".
Nguồn gốc của đa phần các chất lạ, vật lạ này khi được truy nguyên đều xuất phát từ Trung Quốc. Nhiều người đã đưa ra vấn đề tẩy chay hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một thực tế là hàng hóa "Made in China" giờ đây đã phủ kín mọi ngóc ngách toàn cầu. Chúng ta lại là hàng xóm "sát vách" của "công xưởng thế giới" này, nói ngưng dùng sản phẩm "Made in China" cũng chẳng khác nào ngừng tiêu dùng.
Vấn đề cuối cùng có lẽ vẫn quay lại là làm sao không để những thứ lạ độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ được "nghênh ngang" ra vào như chốn không người giữa lãnh thổ Việt Nam. Còn ai sẽ làm được điều này, lại là một câu hỏi lạ.
Bởi thế, có thể nói, cái lạ không nằm ở những hạt trong áo ngực hay nguyên nhân gây sốt của sự vụ. Có lạ chăng là cách thức quản lý của các cơ quan chức năng đã khiến rất nhiều vật thể/chất dễ dàng bước vào danh mục "lạ".
Hầu hết những chiếc áo ngực chứa hạt lạ đều được xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chủ các cửa hàng, tất nhiên, cũng không thể xuất trình được giấy tờ, hóa đơn và sẽ chịu phạt. Nhưng lại cần đặt câu hỏi là tại sao những mặt hàng không nguồn không gốc như vậy lại điềm nhiên xuất hiện ở khắp các chợ, siêu thị, ngay cả ở giữa trung tâm Thủ đô? Ai sẽ bị phạt khi để xảy ra tình trạng này?
Hầu hết những vụ phát hiện vật thể/chất lạ trong thực phẩm, hàng hóa đều theo quy trình người tiêu dùng phát hiện, phản ánh với báo chí, báo chí đưa tin rồi cuối cùng mới đến cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, cảnh báo. Sự vụ điều tra cũng thường kéo dài đủ để người tiêu dùng liên tiếp đi từ hoang mang, sợ hãi đến chán nản, buông xuôi. Không ít thứ cuối cùng vẫn gắn với cái tên "lạ".
Nguồn gốc của đa phần các chất lạ, vật lạ này khi được truy nguyên đều xuất phát từ Trung Quốc. Nhiều người đã đưa ra vấn đề tẩy chay hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một thực tế là hàng hóa "Made in China" giờ đây đã phủ kín mọi ngóc ngách toàn cầu. Chúng ta lại là hàng xóm "sát vách" của "công xưởng thế giới" này, nói ngưng dùng sản phẩm "Made in China" cũng chẳng khác nào ngừng tiêu dùng.
Vấn đề cuối cùng có lẽ vẫn quay lại là làm sao không để những thứ lạ độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ được "nghênh ngang" ra vào như chốn không người giữa lãnh thổ Việt Nam. Còn ai sẽ làm được điều này, lại là một câu hỏi lạ.
Kham phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét