Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ luôn rơi vào ngày thứ ba? Vì sao “Ngài tổng thống” lại là chức danh trọn đời? Hay vì sao Obama lại thường giơ ngón cái trong các buổi tranh luận tổng thống?
Dưới đây là giải mã những điều kỳ cục nhất về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nói chung và bầu cử năm nay nói riêng.
Tại sao ngày bầu cử luôn là ngày thứ ba?
Mặc dù số cử tri đi bầu của Mỹ nằm ở hàng thấp nhất trong các nền dân chủ và hơn 1/4 người không đi bầu cho biết họ quá bận rộn, mọi nỗ lực rời ngày bầu cử đến cuối tuần đều thất bại.
Thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 đã được ấn định là ngày bầu cử vào năm 1845.
Vào giữa thế kỷ 19, Mỹ vẫn là một nước trồng trọt và các nông dân phải mất rất nhiều thời gian để cưỡi ngựa hoặc chạy xe độc mã tới điểm bỏ phiếu gần nhất.
Ngày thứ bảy là ngày làm việc ở nông trang, vì vậy đi lại vào ngày chủ nhật bị loại bỏ. Ngày thứ tư là ngày phiên chợ. Vì vậy chỉ còn ngày thứ ba.
Đôi điều về kính mát
Có điều gì đó bạn thấy rất bất thường trong bức ảnh này? Vâng, đó là Joe Biden đeo kính đen tại một cuộc vận động tranh cử.
Các chính trị gia hầu hết không bao giờ được thấy chụp ảnh đeo kính mát, đặc biệt là trong các chiến dịch tranh cử và thậm chí là trong lúc nghỉ ngơi, giải trí.
Obama chơi golf cũng phải để nắng rọi thẳng vào mắt và vào mùa hè này, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Romney được thấy chụp ảnh ở ghế sau của chiếc mô-tô trên nước tại New Hampshire, không đeo kính mặc dù vợ ông, bà Ann, đeo kính.
Nhà tư vấn hình ảnh Parker Geiger cho rằng nếu đôi mắt một người bị che giấu, mọi người sẽ ít tin tưởng người đó hơn. “Bạn sẽ không có cảm giác về cá nhân người đó”, ông cho biết. “Không có tiếp xúc bằng ánh mắt, cách bạn xây dựng lòng tin. Kính tạo ra rào cản giữa bạn và người khác. Người ta nói đôi mắt là cửa số tâm hồn, và nếu tôi không thể thấy tâm hồn bạn, làm sao tôi có thể tin bạn được?”
Tại Nevada, có thể bỏ phiếu “không ai trong số những người trên”
Bạn không thích đồ ở một cửa hàng? Đừng mua. Và bang Nevada của Mỹ cũng cho phép cử tri đánh dấu “Không ai trong những ứng cử viên này” trên phiếu bầu.
Lựa chọn này đã xuất hiện trên lá phiếu từ năm 1976 và rất nhiều cử tri dùng nó.
Năm 2010, sau một chiến dịch tranh cử đặc biệt khốc liệt cho chiếc ghế vào thượng viện, 2,25% cử tri chọn “không ai cả” thay vì tích vào đương kim nghị sỹ đảng Dân chủ Harry Reid hay đối thủ đảng Cộng hòa Sharon Angle. Và Reid đã thắng.
Cái thọc ngón cái của Obama
Xuất hiện trong 3 cuộc tranh luận tổng thống năm nay là Romney, Obama và ngón tay cái của Obama. Tại các cuộc tranh luận này, tổng thống Obama thường xuyên được thấy đưa tay ra, với ngón cái tựa trên đỉnh nắm tay nắm nhẹ, để nhấn mạnh một điểm nào đó.
Cử chỉ này, có thể không tự nhiên trong giao tiếp thông thường, nhưng có thể đã được Obama tập luyện để làm ông trông có vẻ mạnh mẽ hơn, chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ Patti Wood cho hay.
“Đó là một vũ khí mang tính biểu tượng”, Wood nhận xét. “Người nói được luyện tập như vậy để trông mạnh mẽ và thu hút được sự chú ý của khán giả. Trong một bài phát biểu chính trị, nó nhằm nhấn mạnh các điểm mạnh và khiến bạn trông có vẻ mạnh mẽ hơn”.
Nòoài ra, Wood cũng cho biết, “Đó là cử chỉ quyến rũ của đàn ông. Đàn ông giơ ngón cái ra để nói “Tôi là đàn ông””.
Chức danh trong công việc được giữ trọn đời
“Ngài chủ tịch hạ viện” cũng được giữ trọn đời.
Mitt Romney là thống đốc bang Massachusettstrong 4 năm, và ông đã rời nhiệm sở từ lâu. Nhưng ông vẫn được gọi là Thống đốc Romney thể như đó là danh hiệu danh dự chứ không phải là một chức vụ chính trị.
Mỹ chỉ có một tổng thống tại một thời điểm, song Bill Clinton và George W Bush luôn được gọi là Tổng thốngClintonvà Tổng thống Bush, thậm chí là được đặt trong cùng câu với ông Obama.
Trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, Newt Gingrich thường xuyên được gọi là ngài Chủ tịch hạ viện, mặc dù ông chỉ từng là chủ tịch hạ viện trong 4 năm và đã rời vị trí này gần 14 năm trước.
Và cũng thật kỳ cục khi nghe “các Tổng thống Clinton và Obama” từ miệng người dẫn chương trình tin tức, nhưng theo Daniel Post Senning, chuyên gia về nghi thức xã giao thì chức danh trọn đời như thế này là chấp nhận được, phù hợp và theo truyền thống.
“Kẻ” thua cuộc vẫn trở thành ông chủ Nhà Trắng
George Bush năm 2000 và Rutherford B Hayes năm 1876 không giành được đa số phiếu phổ thông.
Trong lịch sử Mỹ đã có 4 lần ứng viên giành ít phiếu phổ thông hơn lại trở thành tổng thống. Đó là bởi người chiến thắng chỉ cần giành được đa số phiếu đại cử tri, được chia theo bang, theo dân số và phần lớn thực hiện theo cách người chiến thắng giành được toàn bộ số phiếu đại cư tri của bang đó.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thực chất là 51 cuộc đua riêng rẽ (50 bang và Washington DC), với người chiến thắng giành được 270 lá phiếu đại cử tri sẽ trở thành tổng thống.
Gần đây nhất, năm 2000, George Bush giành được ít hơn Al Gore nửa triệu lá phiếu của cử tri (phổ thông) nhưng lại giành được 271 phiếu đại cử tri, nên phần thắng thuộc về ông Bush.
Vì vậy hoàn toàn không có gì không thuyết phục khi người tuyên thệ nhậm chức ở Nhà Trắng vào tháng 1 tới sẽ một lần nữa là người giành được ít lá phiếu phổ thông.
Có thể có một cuộc đấu đầu “chết người” giữa Tổng thống Roney và Phó tổng thống Biden
Nền chính trị Mỹ theo lưỡng đảng và phân cực trong hơn một thế kỷ qua. Nhưng nó có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiếu, nếu Romney được bầu làm tổng thống và Joe Biden được tái bầu làm phó tổng thống.
Theo hiến pháp Mỹ nếu số phiếu đại cử tri đoàn mà hai ứng viên giành được ngang nhau (269 phiếu), cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi đó sẽ phụ thuộc vào 435 hạ nghị sỹ tại Hạ viện Mỹ.
Mà Hạ viện Mỹ hiện do đảng Cộng hòa nắm giứ và chắc chắn không thay đổi, vì vậy họ sẽ chọn Romney làm tổng thống.
Nhưng cũng chiểu theo cùng một luật của Mỹ, Thượng viện, hiện do đảng Dân chủ nắm giữ, sẽ chọn Phó tổng thống, và người đó sẽ là Joe Biden, người của đảng Dân chủ.
Và giới phân tích dự đoán, khi đó Biden sẽ bị thúc giục “phá” Romney mọi lúc mọi nơi.
Chỉ 1/3 nước Mỹ quyết định
Bang của đảng Dân chủ màu xanh, đảng Cộng hòa màu đỏ và những bang “chiến trường” màu ghi.
Vào ngày 6/11, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thực chất sẽ được quyết định bởi chưa đầy 1/3 dân số Mỹ. Hầu hết các bang ở Mỹ, trong đó có 4 trong số 5 bang đông dân nhất, đã chắc chắn ủng hộ cho ai, cho người Cộng hòa hay Dân chủ. Vì vậy các ứng viên tổng thống không phải lo vận động tranh cử ở cac bang này.
Thay vào đó, mỗi ứng viên sẽ tập trung “chiến đấu” ở một vài bang dao động trên con đường chinh phục 270 phiếu đại cử tri của mình.
Chính vì vậy mà cuộc bầu cử được quyết định bởi chưa đầy 30% dân số Mỹ sống ở các bang dao động.
Đối với 70% dân số Mỹ sống ở các bang California, Texas, Georgia, New York, Illinois và 35 bang an toàn còn lại, lá phiếu của họ tính vào tổng đại cử tri đoàn, nhưng họ không được cho là quyết định sự “sống còn” của cuộc bầu cử.
Tại Bắc Dakota, bỏ phiếu không cần đăng ký
Bắc Dakota là bang duy nhất không cần phải đăng ký để bầu cử. Mặc dù đây là một trong những bang đầu tiên áp dụng quy định đăng ký bầu cử vào thế kỷ 19, song bang đã bỏ quy định này vào năm 1951. Trang web của chính quyền bang Bắc Dakota cho biết: “Hệ thống bầu cử của Bắc Dakota và việc không đăng ký cử tri bắt nguồn từ đặc điểm nông thôn, do các phân khu nhỏ”.
“Lập các phân khu nhỏ là nhằm đảm bảo ủy ban bầu cử biết cử tri nào đến bỏ phiếu vào ngày bầu cử và có thể dễ dàng phát hiện nếu họ không bỏ phiếu ở phân khu đó”.
Những người đến bỏ phiếu phải là công dân Mỹ trên 18 tuổi, sống ở phân khu ít nhất 30 ngày, Al Jaeger, thư ký bang cho biết. Mọi người vẫn cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân, nếu giới chức trách không biết họ.
“Tôi không thấy có sự khác biệt gì với các bang khác, ngoại trừ chúng tôi không đăng ký cử tri, song kết quả thì như nhau. Điều đó có thể kỳ cục song mục đích thì như nhau.”
Vũ Quý
Theo BBC, dantri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét