Giải mã 3 bí ẩn về con người: Vì sao môi có màu đỏ, chúng ta cười khi nghe chuyện hài hay tại sao lại phải chớp mắt?
Cơ thể con người luôn ẩn chứa những điều bí ẩn mà chính con người đang từng giờ, từng ngày tìm kiếm câu trả lời, giải thích thỏa đáng.
1. Tại sao môi chúng ta lại đỏ?
Môi cũng bao gồm một lớp da bên ngoài, nhưng thật kỳ lạ là nó có màu đỏ chứ không có màu hồng hào như ở các cơ quan khác của cơ thể. Đã bao giờ bạn tự hỏi là vì sao lại thế chưa?
Theo tiến sĩ Beth Ann Ditkoff, môi đỏ là hiện tượng duy nhất trong giới động vật có vú và chỉ tồn tại ở loài người. Nguyên nhân nằm ở những hệ thống dưới lớp môi mỏng.
Bình thường dưới da, đó chính là các mô, cơ quan, dây thần kinh và mạch máu. Điều đó khiến da có màu hồng. Tuy nhiên dưới bề mặt môi lại có một hệ thống mao mạch nhỏ đặc biệt. Chúng đảm trách chức năng kết nối giữa động mạch – mạch máu vận chuyển máu trở ngược về tim với những tĩnh mạch.
Máu có màu đỏ và nó này lấp đầy các mao mạch gần lớp da mỏng trên môi. Đó là lý do khiến môi của chúng ta đỏ hơn các chỗ khác.
2. Tại sao chúng ta cười khi nghe những câu chuyện hài?
Khi nghe một câu chuyện hài hước, hẳn nhiên là bạn sẽ cười, đó là điều dễ thấy. Song vì sao chúng ta lại bật cười nhỉ?
Thực ra, tiếng cười là một phản ứng hành vi được trung ương thần kinh điều khiển, sử dụng hormone dopamine – một hormone kích thích giúp nâng cao sự tập trung của não người. Toàn bộ quá trình bắt đầu khi trung ương não phân tích câu chuyện bạn được nghe và kể.
Một đặc điểm chung của các câu chuyện hài đó là nó có những chi tiết trái logic thông thường của cuộc sống. Não phân tích và hiểu được bất ngờ, đồng thời đánh giá cao sự sáng tạo ấy. Kết quả là chúng ta bật cười như một phản ứng, đồng thời với quá trình giải phóng dopamine, mang lại cảm xúc tích cực cho cơ thể.
Ngoài ra, phản ứng trên còn mang ý nghĩa xã hội to lớn là lan truyền cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng và gắn kết với mọi thành viên trong cộng đồng những ai được nghe hay đọc câu chuyện ấy. Bản thân dopamine cũng là hormone giảm đau nên trong lĩnh vực y tế, nhiều khi người ta thường áp dụng phương pháp kể trên để trị bệnh.
3. Chớp mắt
Chỉ trừ lúc ngủ, tất cả chúng ta đều chớp mắt liên tục, đó là phản xạ bản năng của loài người. Về cơ bản, hành động ấy giống hệt như bạn nhắm mắt rồi mở mắt nhưng thời gian thì cực nhanh, mất 1/10 giây tất cả.
Theo logic, dù rằng thời gian chớp mắt là rất ngắn nhưng đáng ra khi đó chúng ta phải không nhìn thấy gì, rơi vào tình trạng mù tạm thời. Điều đó đúng nhưng chưa đủ vì não người có một cơ chế đặc biệt bỏ qua những khoảnh khắc nhắm mắt.
Có nghĩa là chớp mắt ngăn chặn hoạt động một số dây thần kinh nhận biết sự thay đổi môi trường. Và tất yếu, dù có chớp mắt nhưng chúng ta vẫn có cảm giác nhìn thấy liên tục, không bị ngắt quãng.
Chưa dừng lại ở đó, chớp mắt còn có công dụng rất lớn trong việc bảo vệ thị giác con người. Trong khoảng thời gian 1/10 giây khi chớp, mí mắt sẽ tiết ra chất nhầy và tinh dầu rửa sạch các hạt bụi bẩn trong mắt. Đồng thời, cơ thể làm thế là để hạn chế các tác nhân không tốt tới thị giác, bảo vệ mắt khỏi các tác động từ bên ngoài.
Làm đẹp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét