Đối với các nước khác, những tấm bằng này chủ yếu là để trang sức, nhưng đối với ta, tấm bằng cũng lòe được không chỉ một số người mà còn cả vô số cơ quan. Dĩ nhiên cũng đã có những vị quan chức bị những kỷ luật không nhẹ vì sử dụng những tấm bằng như bằng kiểu này để tiến thân. Ngay sau đó khi bị dư luận tố cáo, Bộ GD-ĐT đã phải công bố không công nhận giá trị bằng tiến sĩ này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng… trong nước”. Tuy nhiên, theo một vị giáo sư khả kính thì những tấm bằng trang sức không nguy hiểm bằng những tấm bằng thật mà kiến thức giả, thậm chí của cả những trường đại học có uy tín trong nước.
Những luận văn người viết nó cũng không hiểu nổi
Có một chuyện ầm ĩ xảy ra tại một trường Đại học trong TP.HCM khi một vị nghiên cứu sinh tiến sĩ bảo vệ đề tài luận án và cam đoan rằng mình nghiên cứu đề tài này một cách trung thực, không sao chép của ai. Vị nghiên cứu sinh còn nhấn mạnh anh ta là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật với đề tài đang được báo cáo. Nhưng lạ lùng thay, ngay khi trình bày luận án những người dự phiên bảo vệ luận án đã ngạc nhiên vì vị nghiên cứu sinh không hiểu cả nội dung luận án của mình mà cứ trình bày loanh quanh. Tuy nhiên, đến khi các thành viên HĐKH bỏ phiếu, chỉ có 2 người bỏ phiếu không đạt, 5 người bỏ phiếu đạt.
Như vậy luận án đủ tiêu chuẩn luận án tiến sĩ và nghiên cứu sinh đã đủ tiêu chuẩn thành “Ông Nghè”. Nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra là có một thạc sĩ bên dưới đứng bật dậy có ý kiến: “Tôi khẳng định những cam kết của nghiên cứu sinh là không trung thực. Đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không phải là đề tài thực hiện đầu tiên ở Việt Nam. Cách đây 5 năm tôi đã thực hiện và chế tạo thành công thiết bị này và đề tài này cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghiệp cấp bằng sáng chế…”.
Trình độ tiến sĩ
Những trường hợp luận án tiến sĩ “đầu voi đuôi chuột” như trên thì rất nhiều nhưng bị lật tẩy như vậy thì rất là hy hữu. Nhiều năm trước đó, trong hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, Tiến sĩ Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau Đại học, khi đó đã kể lại những trường hợp cười ra nước mắt. Theo bà thì khi Bộ GD & ĐT thẩm định lại 17 bài thi môn Anh văn của các thí sinh Thái Nguyên dự kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2005 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, họ đã phát hiện chỉ có… 2 bài đạt điểm trên trung bình. Thế nhưng trước đó thì 17 bài đều đạt điểm cao.
Tuyệt đại đa số các luận án tiến sĩ là những đề tài vô thưởng vô phạt, phần lớn là thu thập tư liệu để tổng kết một vấn đề đã xảy ra chứ không thể hiện tính chất nghiên cứu nào cả. Trong danh mục hàng trăm luận án đã bảo vệ thành công bằng tiến sĩ, đa số thường là các đề tài chung chung, khó áp dụng chúng vào thực tế.
Theo Giáo sư Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) thì các nghiên cứu sinh hiện tại thường né tránh các đề tài nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, họ chọn các công trình nghiên cứu nhẹ nhàng nhưng nấp bóng các nhà khoa học đang giữ công tác lãnh đạo hoặc các giáo sư đầu ngành để dễ thông qua. Đó là chưa nói đến việc mua chuộc bằng tiền vì ở Việt Nam hiện tại không có cái gì mà người ta không mua được.
Chính vì vậy nên nhiều vị tiến sĩ chỉ có bằng, hoàn toàn thiếu tài, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhưng vẫn không nắm vững những phương pháp nghiên cứu chuyên môn, thậm chí không có khả năng viết được một bài báo khoa học theo tiêu chuẩn hàn lâm.
Chân dung người viết thuê các loại luận án
Đó là một người đàn ông trên 50 tuổi, tóc tai bù xù và nghiện cà phê nặng. Điều kiện để có cuộc trò chuyện với ông là không được tiết lộ tên tuổi của ông và các “thân chủ”. Ông bình thản khoe rằng chỉ nhờ cái nghề viết thuê này mà ông đã nuôi 3 con trưởng thành, trong đó cậu cả đã thành một tiến sĩ. Khởi đầu ông chỉ viết thuê các loại tiểu luận, niên luận, các báo cáo khoa học cho sinh viên các trường đại học. Dần dần ông viết thuê từng phần các luận văn tốt nghiệp rồi nhận khoán cả luận văn tốt nghiệp đại học. Làm đến mấy chục vụ ông mới nhận thấy các loại luận văn giống nhau lạ lùng. Thậm chí không cần phải suy nghĩ. Chỉ cần lấy luận văn khóa trước hoặc trường khác, sửa chữa đôi chút, bổ sung mấy số liệu hiện đại vậy là xong. Tốt nghiệp thì dễ rồi, còn muốn điểm cao thì chịu khó đọc luận văn một chút và… chạy. Vậy là ông trở thành nhà viết luận văn chuyên nghiệp.
Một hôm, một ông bạn cùng lớp đại học, nay đương chức lãnh đạo đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ đến nhờ ông lo giúp cái luận văn. Vấn đề không khó, chỉ là vị này bận công tác quản lý, không có thời gian viết. Dĩ nhiên là nhuận bút viết cái luận văn này cũng phãi cỡ cái ô tô tầm trung. Có lý do gì mà không viết. Ông bỏ ba tháng trời tầm chương, trích cú viết cái luận văn đầu tiên ấy. Dĩ nhiên nhặt nhạnh chắp vá là chính, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “copy và paste”. Chẳng ai ngờ luận văn được đánh giá xuất sắc. “Ông Nghè” mới đến tạ ơn ông thêm một con xe tay ga nữa và quan trọng hơn, ông giới thiệu bạn bè đến thuê ông làm luận văn. Ông mua được cái nhà, cưỡi ô tô đi uống cà phê nhờ cái nghề đẻ ra các loại tiến sĩ là vậy. Tôi hỏi xóc: “Vậy là con trai ông cũng là loại tiến sĩ ông đẻ ra à”. Ông nghiêm mặt: “Không được. Thằng con tôi làm luận văn, tôi làm giám sát nó. Nghiên cứu thật, viết thật. Đời bố đã không chính danh được thì đời con phải chính danh đã đành mà phải thực tài. Đừng để người ta chửi cho”.
Ông cũng kể cho tôi nghe về thị trường viết thuê hiện nay. Không chỉ là những cá nhân hành nghề độc lập như ông, bây giờ có hẳn các công ty nhận viết thuê đủ các loại luận văn. Luận văn đại học giá từ 50 triệu đồng cho các trường khoa học xã hội đến 100 triệu đồng cho các trường tự nhiên và kỹ thuật, luận văn tiến sĩ khoảng 300 triệu cho đến 500 triệu đồng kể cả bồi dưỡng, hướng dẫn bảo vệ.
Cuối buổi nói chuyện, ông lắc đầu: Mà mình cần quái gì nhiều tiến sĩ mà để thiên hạ chạy đua ầm ầm vậy. Tốt nghiệp đại học không xin được việc thì cố học cái thạc sĩ, chưa tìm được vị trí công tác thì cố chạy cái tiến sĩ. Trời ơi là tiến sĩ.
Vẫn cần nhiều tiến sĩ
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam công bố Đề án 322, vạch ra mục tiêu đào tạo cán bộ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở nước ngoài hay hợp tác với nước ngoài để đào tạo. Năm 2009 Ban điều hành Đề án 322 đã tổng kết: sau 9 năm thực hiện, ban đã chọn gần 3.000 sinh viên đưa đi du học tại hơn 30 nước khác nhau, trong đó nhiều nhất là Nga, Australia và Mỹ, với kinh phí đào tạo trung bình khoảng 25.000 Mỹ kim một năm cho mỗi sinh viên.
Trong 6 năm đầu tiên, đã có 18 sinh viên phải về nước giữa chừng, trong đó có 13 người ở Nga bị buộc thôi học vì học lực kém, 3 người ở Pháp không đủ trình độ ngoại ngữ, một người học tiến sĩ ở Australia nhưng chỉ lấy được bằng… thạc sĩ. Ngoài ra còn có nhiều người phải thôi học vì nhiều lý do.
Năm 2007 Bộ GD&ĐT trình lên Chính phủ đề án “Phấn đấu đào tạo 20.000 tiến sĩ để các trường đại học có tối thiểu 30% tiến sĩ vào năm 2020”. Theo “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ cứ 10.000 dân sẽ có 450 sinh viên. Theo tỷ lệ này thì lúc đó Việt Nam sẽ có khoảng 4.5 triệu sinh viên. Với tiêu chí 20 sinh viên cho một giảng viên thì năm 2020 sẽ phải có 225.000 giảng viên đại học và cao đẳng. Dự thảo cũng nêu chỉ tiêu có 15% tiến sĩ ở bậc cao đẳng và 30% tiến sĩ ở bậc đại học, tính ra lúc đó Việt Nam phải có 60.000 tiến sĩ. Hiện tại Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ, do đó trong 12 năm tới phải đào tạo thêm 45.000 tiến sĩ.
Và nếu cách trở thành “ông Nghè” vẫn bị trà trộn như hiện nay thì đội ngũ viết thuê luận văn còn sống dài dài…
Những luận văn người viết nó cũng không hiểu nổi
Có một chuyện ầm ĩ xảy ra tại một trường Đại học trong TP.HCM khi một vị nghiên cứu sinh tiến sĩ bảo vệ đề tài luận án và cam đoan rằng mình nghiên cứu đề tài này một cách trung thực, không sao chép của ai. Vị nghiên cứu sinh còn nhấn mạnh anh ta là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật với đề tài đang được báo cáo. Nhưng lạ lùng thay, ngay khi trình bày luận án những người dự phiên bảo vệ luận án đã ngạc nhiên vì vị nghiên cứu sinh không hiểu cả nội dung luận án của mình mà cứ trình bày loanh quanh. Tuy nhiên, đến khi các thành viên HĐKH bỏ phiếu, chỉ có 2 người bỏ phiếu không đạt, 5 người bỏ phiếu đạt.
Như vậy luận án đủ tiêu chuẩn luận án tiến sĩ và nghiên cứu sinh đã đủ tiêu chuẩn thành “Ông Nghè”. Nhưng một sự việc bất ngờ đã xảy ra là có một thạc sĩ bên dưới đứng bật dậy có ý kiến: “Tôi khẳng định những cam kết của nghiên cứu sinh là không trung thực. Đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh không phải là đề tài thực hiện đầu tiên ở Việt Nam. Cách đây 5 năm tôi đã thực hiện và chế tạo thành công thiết bị này và đề tài này cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghiệp cấp bằng sáng chế…”.
Nhiều vị tiến sĩ chỉ có bằng, hoàn toàn thiếu tài, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhưng vẫn không nắm vững những phương pháp nghiên cứu chuyên môn (ảnh minh họa)
Đến nước này thì buổi bảo vệ tạm ngừng công bố kết quả, chờ thẩm tra. Và 4 tháng sau HĐKH xác định ý kiến của thạc sĩ phản biện là đúng. Nghiên cứu sinh kia không được công nhận là tiến sĩ.Trình độ tiến sĩ
Những trường hợp luận án tiến sĩ “đầu voi đuôi chuột” như trên thì rất nhiều nhưng bị lật tẩy như vậy thì rất là hy hữu. Nhiều năm trước đó, trong hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, Tiến sĩ Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau Đại học, khi đó đã kể lại những trường hợp cười ra nước mắt. Theo bà thì khi Bộ GD & ĐT thẩm định lại 17 bài thi môn Anh văn của các thí sinh Thái Nguyên dự kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2005 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, họ đã phát hiện chỉ có… 2 bài đạt điểm trên trung bình. Thế nhưng trước đó thì 17 bài đều đạt điểm cao.
Tuyệt đại đa số các luận án tiến sĩ là những đề tài vô thưởng vô phạt, phần lớn là thu thập tư liệu để tổng kết một vấn đề đã xảy ra chứ không thể hiện tính chất nghiên cứu nào cả. Trong danh mục hàng trăm luận án đã bảo vệ thành công bằng tiến sĩ, đa số thường là các đề tài chung chung, khó áp dụng chúng vào thực tế.
Theo Giáo sư Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) thì các nghiên cứu sinh hiện tại thường né tránh các đề tài nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, họ chọn các công trình nghiên cứu nhẹ nhàng nhưng nấp bóng các nhà khoa học đang giữ công tác lãnh đạo hoặc các giáo sư đầu ngành để dễ thông qua. Đó là chưa nói đến việc mua chuộc bằng tiền vì ở Việt Nam hiện tại không có cái gì mà người ta không mua được.
Chính vì vậy nên nhiều vị tiến sĩ chỉ có bằng, hoàn toàn thiếu tài, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhưng vẫn không nắm vững những phương pháp nghiên cứu chuyên môn, thậm chí không có khả năng viết được một bài báo khoa học theo tiêu chuẩn hàn lâm.
Chân dung người viết thuê các loại luận án
Đó là một người đàn ông trên 50 tuổi, tóc tai bù xù và nghiện cà phê nặng. Điều kiện để có cuộc trò chuyện với ông là không được tiết lộ tên tuổi của ông và các “thân chủ”. Ông bình thản khoe rằng chỉ nhờ cái nghề viết thuê này mà ông đã nuôi 3 con trưởng thành, trong đó cậu cả đã thành một tiến sĩ. Khởi đầu ông chỉ viết thuê các loại tiểu luận, niên luận, các báo cáo khoa học cho sinh viên các trường đại học. Dần dần ông viết thuê từng phần các luận văn tốt nghiệp rồi nhận khoán cả luận văn tốt nghiệp đại học. Làm đến mấy chục vụ ông mới nhận thấy các loại luận văn giống nhau lạ lùng. Thậm chí không cần phải suy nghĩ. Chỉ cần lấy luận văn khóa trước hoặc trường khác, sửa chữa đôi chút, bổ sung mấy số liệu hiện đại vậy là xong. Tốt nghiệp thì dễ rồi, còn muốn điểm cao thì chịu khó đọc luận văn một chút và… chạy. Vậy là ông trở thành nhà viết luận văn chuyên nghiệp.
Một hôm, một ông bạn cùng lớp đại học, nay đương chức lãnh đạo đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ đến nhờ ông lo giúp cái luận văn. Vấn đề không khó, chỉ là vị này bận công tác quản lý, không có thời gian viết. Dĩ nhiên là nhuận bút viết cái luận văn này cũng phãi cỡ cái ô tô tầm trung. Có lý do gì mà không viết. Ông bỏ ba tháng trời tầm chương, trích cú viết cái luận văn đầu tiên ấy. Dĩ nhiên nhặt nhạnh chắp vá là chính, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “copy và paste”. Chẳng ai ngờ luận văn được đánh giá xuất sắc. “Ông Nghè” mới đến tạ ơn ông thêm một con xe tay ga nữa và quan trọng hơn, ông giới thiệu bạn bè đến thuê ông làm luận văn. Ông mua được cái nhà, cưỡi ô tô đi uống cà phê nhờ cái nghề đẻ ra các loại tiến sĩ là vậy. Tôi hỏi xóc: “Vậy là con trai ông cũng là loại tiến sĩ ông đẻ ra à”. Ông nghiêm mặt: “Không được. Thằng con tôi làm luận văn, tôi làm giám sát nó. Nghiên cứu thật, viết thật. Đời bố đã không chính danh được thì đời con phải chính danh đã đành mà phải thực tài. Đừng để người ta chửi cho”.
Ông cũng kể cho tôi nghe về thị trường viết thuê hiện nay. Không chỉ là những cá nhân hành nghề độc lập như ông, bây giờ có hẳn các công ty nhận viết thuê đủ các loại luận văn. Luận văn đại học giá từ 50 triệu đồng cho các trường khoa học xã hội đến 100 triệu đồng cho các trường tự nhiên và kỹ thuật, luận văn tiến sĩ khoảng 300 triệu cho đến 500 triệu đồng kể cả bồi dưỡng, hướng dẫn bảo vệ.
Cuối buổi nói chuyện, ông lắc đầu: Mà mình cần quái gì nhiều tiến sĩ mà để thiên hạ chạy đua ầm ầm vậy. Tốt nghiệp đại học không xin được việc thì cố học cái thạc sĩ, chưa tìm được vị trí công tác thì cố chạy cái tiến sĩ. Trời ơi là tiến sĩ.
Vẫn cần nhiều tiến sĩ
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam công bố Đề án 322, vạch ra mục tiêu đào tạo cán bộ trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ở nước ngoài hay hợp tác với nước ngoài để đào tạo. Năm 2009 Ban điều hành Đề án 322 đã tổng kết: sau 9 năm thực hiện, ban đã chọn gần 3.000 sinh viên đưa đi du học tại hơn 30 nước khác nhau, trong đó nhiều nhất là Nga, Australia và Mỹ, với kinh phí đào tạo trung bình khoảng 25.000 Mỹ kim một năm cho mỗi sinh viên.
Trong 6 năm đầu tiên, đã có 18 sinh viên phải về nước giữa chừng, trong đó có 13 người ở Nga bị buộc thôi học vì học lực kém, 3 người ở Pháp không đủ trình độ ngoại ngữ, một người học tiến sĩ ở Australia nhưng chỉ lấy được bằng… thạc sĩ. Ngoài ra còn có nhiều người phải thôi học vì nhiều lý do.
Năm 2007 Bộ GD&ĐT trình lên Chính phủ đề án “Phấn đấu đào tạo 20.000 tiến sĩ để các trường đại học có tối thiểu 30% tiến sĩ vào năm 2020”. Theo “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ cứ 10.000 dân sẽ có 450 sinh viên. Theo tỷ lệ này thì lúc đó Việt Nam sẽ có khoảng 4.5 triệu sinh viên. Với tiêu chí 20 sinh viên cho một giảng viên thì năm 2020 sẽ phải có 225.000 giảng viên đại học và cao đẳng. Dự thảo cũng nêu chỉ tiêu có 15% tiến sĩ ở bậc cao đẳng và 30% tiến sĩ ở bậc đại học, tính ra lúc đó Việt Nam phải có 60.000 tiến sĩ. Hiện tại Việt Nam có khoảng 15.000 tiến sĩ, do đó trong 12 năm tới phải đào tạo thêm 45.000 tiến sĩ.
Và nếu cách trở thành “ông Nghè” vẫn bị trà trộn như hiện nay thì đội ngũ viết thuê luận văn còn sống dài dài…
Theo Quỳnh Nga (An Ninh Thủ Đô)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét