Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Quy tắc 11: Chấp nhận những hạn chế của nhân viên

“Phạm sai lầm đơn giản có nghĩa là bạn đang học nhanh hơn”.
Weston H. Agor, Tác giả cuốn Quản lý trực giác
Như chúng ta đã biết, đoàn kết một nhóm lại với nhau một cách hiệu quả có nghĩa là bạn cần có những thành viên khác nhau. Nói cách khác, họ chính là những thành viên của nhóm. Người này thì giỏi mặt này, người kia lại giỏi mặt khác. Nếu tất cả mọi người đều có khả năng giống nhau thì chúng ta không thể làm việc thành nhóm được.
Chúng ta hoặc là người lãnh đạo hoặc là người tuân theo sự chỉ đạo của người khác. Chính vì vậy, chúng ta cần hợp tác, cộng tác với nhau.
Nếu một vài người trong nhóm của bạn không có khả năng làm lãnh đạo hoặc quen làm theo sự chỉ đạo của người khác thì bạn đều phải chấp nhận. Nếu có người thành thạo về kế toán, có người không thì bạn vẫn phải chấp nhận. Bạn cũng phải chấp nhận nếu có người quen với việc vừa làm việc vừa bị giám sát nhưng có người thì không.
Để có thể chấp nhận được các điều trên, bạn cần phải hiểu rõ nhân viên của mình. Bạn phải biết được điểm yếu, mạnh, tốt, xấu của họ. Nếu bạn không biết gì về họ, tôi chắc là bạn không để xảy ra tình trạng này, thì công việc của bạn sẽ mãi mãi chỉ là cố gắng nhồi nhét thanh gỗ tròn vào chiếc lỗ vuông và ngược lại.
Bạn phải thừa nhận rằng không phải ai cũng lanh lợi, kiên định, có hoài bão, thông minh hay có chí tiến thủ như bạn. Nhưng bạn hãy xem tiếp quy tắc sau. Một số thành viên trong nhóm của bạn có thể thực sự có vấn đề và bạn hãy áp dụng Quy tắc 8 trước khi thực hiện Quy tắc 11 nếu như người đó không có hy vọng cải thiện được tình trạng của anh ta. Tuy nhiên bạn đừng hành động vội vàng. Bạn có thể không cần một nhóm làm việc gồm toàn các thiên tài (thực tế nếu bạn thuê những người có khả năng quá cao so với yêu cầu công việc thì họ cũng nhanh chóng rời bỏ công ty của bạn mà thôi).
Giả sử nhóm của bạn có những thợ máy hoặc trợ lý quản lý thì bạn không cần phải đòi hỏi những người này phải thông minh như Einstein. Bạn cũng không cần yêu cầu họ phải thực sự nhanh nhạy mỗi khi có vấn đề cần động não. Những gì bạn cần ở họ là họ phải ngồi yên tại một vị trí đã được quy định hàng nhiều giờ liền để tập trung vào dây chuyền sản xuất. Công việc này của họ nếu như tôi và bạn phải làm thì có lẽ tôi cũng như bạn sẽ phát khùng lên mất. Như vậy, bạn đừng trông chờ họ sẽ cho bạn những ý tưởng mới, những ý tưởng mang tính sáng tạo, những sự cải tổ hay công nghệ mới. Bạn phải chấp nhận giới hạn của họ và phải quý mến họ, ủng hộ họ vì những giới hạn của họ chính là dấu hiệu để bạn có thể làm cho họ phát huy hết khả năng trong mức giới hạn của họ. Trong khi bạn đang xem xét giới hạn của người khác thì bạn cũng nên xem giới hạn của chính bản thân mình. Là gì vậy? Bạn không có giới hạn ư? Mời bạn đọc tiếp nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét