Malcolm Forbes
Nếu như bạn để họ “được đằng chân” thì họ sẽ “lân đằng đầu”. Nếu họ thấy bạn “lún” thì họ sẽ tận dụng yếu điểm này của bạn. Ranh giới rõ ràng và sự không khoan nhượng phải đi kèm với một quy tắc nhất định đó là tiêu chuẩn để bạn có thể đánh giá mọi chuyện. Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi: “Có phải việc này đã vi phạm quy định không?” Nếu đúng là như vậy thì bạn cần chấm dứt ngay. Nếu bạn cứ tiếp tục để cho nó xảy ra thì bạn sẽ dừng lại ở đâu?
Ví dụ một trong những ranh giới của bạn là việc giữ đúng giờ giấc (ngoài ra, có thể là việc ăn mặc, chăm sóc khách hàng hoặc bất cứ việc gì, nhưng ở đây chỉ lấy ví dụ về việc giữ đúng giờ giấc). Nếu đến muộn một phút thì có thể chấp nhận được thế còn muộn hai phút? Nếu hai phút cũng chấp nhận được, thế còn ba phút? Và cứ thế cho tới khi mọi người cứ muộn giờ rồi họ muốn tới lúc nào thì tới. Nhưng nếu như bạn không để cho điều này xảy ra thì mọi chuyện sẽ chấm dứt. Bạn sẽ không còn phải nghĩ tới vấn đề đó nữa. Ngược lại nếu như bạn để cho chuyện đến muộn tiếp diễn thì bạn sẽ luôn phải phân vân: “Liệu mọi chuyện có đi quá xa chưa?”; “Tôi có thể nắm lại quyền kiểm soát không?”; “Tôi được phép để chuyện này xảy ra tới mức nào?”
Tuy vậy, đặt ra giới hạn không có nghĩa là bạn phải đặt ra hàng trăm quy định và cứng nhắc một cách tức cười. Bạn chỉ cần đưa ra một vài quy định chính quan trọng với bạn, với nhóm và với công việc. Bạn phải quy định một cách rõ ràng và kiên quyết.
Tôi sẽ nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách này rằng bạn đang làm việc với một nhóm chứ không phải với một cá nhân. Bạn có thể nghĩ rằng đối với từng người hay với bất kỳ người nào cũng có thể có ngoại lệ nhưng bạn không phải làm việc với các cá nhân mà bạn đang làm việc với cả một nhóm. Nếu bạn nhượng bộ một ai đó thì bạn cũng phải nhượng bộ tất cả những người khác. Nếu bạn cho phép một người đến muộn thì bạn cũng phải cho phép tất cả những người khác được phép đến muộn. Nếu một người vi phạm quy định mà được chấp nhận thì những người khác cũng có quyền được vi phạm quy định.
Người quản lý tốt là người có thái độ nghiêm khắc với những việc làm sai trái vì điều này sẽ khiến cho người khác thấy rõ bạn là người quản lý tài giỏi, kiên quyết, biết kiểm soát. Họ sẽ nghĩ rằng bạn đánh giá cao thành quả làm việc tập thể của cả nhóm hơn là việc muốn được thành viên trong nhóm coi mình là một người dễ tính, dân dã, chu đáo. Nếu bạn bỏ qua lỗi lầm của họ, có thể một số người trong nhóm sẽ nghĩ bạn là người rộng lượng, nhưng cả nhóm sẽ khinh thường bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét