Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Quy tắc 28: Cách hành xử khi cấp dưới công khai phản đối bạn

Quy tac 28 Cach hanh xu khi cap duoi cong khai phan doi ban
Tôi biết rằng bạn là sếp, là người quản lý, là người rất có khả năng, tuy nhiên bạn không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra mình là người giỏi nhất.
Nếu các thành viên trong nhóm của bạn công khai thể hiện sự bất đồng ý kiến với bạn thì có thể có hai khả năng sau: hoặc là họ cảm thấy hoàn toàn tự tin nên đã tranh luận với bạn (trong trường hợp này bạn phải ghi nhận và đánh giá cao sự thẳng thắn của họ), hoặc là họ cư xử với bạn một cách quá trớn và bạn không thể dùng kỷ luật để ngăn cản họ.
Đây chính là một dấu hiệu đáng báo động cho thấy công việc của bạn có vấn đề hoặc là dấu hiệu công việc của bạn vẫn đang rất tốt. Chỉ có bạn là người duy nhất biết rõ điều gì đang xảy ra.
Nếu họ cư xử một cách quá trớn và bạn có thể dùng kỷ luật để giải quyết thì tất nhiên bạn phải giải quyết riêng với họ.
Nếu ngược lại, họ chống đối vì tự tin vào chính kiến của mình, thì bạn cần nhớ rằng nhân viên của mình đều là những người trưởng thành. Bạn phải để cho họ một giới hạn nhất định để họ có thể là chính mình. Điều này có nghĩa là đôi khi họ cũng không đồng ý với bạn, tranh luận và có khi là chống đối bạn.
Trong nhóm làm việc tốt, người ta có thể to tiếng với nhau nhưng không ai mất lòng. Đối với một nhóm làm việc hiệu quả thì đây là điều bình thường nhưng với nhóm làm việc không hiệu quả thì điều này rất tai hại.
Bạn không cần thiết phải luôn luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng, người luôn luôn đúng hoặc luôn luôn sửa chữa nhân viên từng ly từng tý. Đôi khi dù họ có sai hay đúng, cách tốt nhất là bạn cứ để mặc họ. Quan trọng là bạn phải thấy được sự khác nhau giữa những chuyện quan trọng thực sự mà bạn cần phải đưa ra quyết định với những chuyện chẳng đáng phải tham gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét