Một mắt, một tay, một chân... hình ảnh Hồ Văn Lai tại trường thi đã khiến bất kỳ ai cũng bồi hồi, cảm phục.
“Ứng thí” bằng xe lăn
Sĩ tử ngồi trên xe lăn có nghị lực phi thường đến từ tỉnh Quảng Trị này là Hồ Văn Lai (SN 1990), một thí sinh bị thương tật do tai nạn bom mìn. Lai ngồi trên xe lăn với sự giúp đỡ của bố, đã làm nhiều sĩ tử và người nhà tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, TP.Đà Nẵng xúc động và cảm phục.
Thí sinh Hồ Văn Lai
Để giúp đứa con thực hiện giấc mơ cháy bỏng của mình, bố của Lai - bác Hồ Văn Hanh đã khăn gói từ vùng quê biển nghèo cát trắng gió Lào vượt hành trình gần 20km lên Bến xe TP.Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) để lên xe đò, đi thêm gần 200km đưa con trai vào Đà Nẵng thực hiện giấc mơ đại học.
Ít ai biết rằng, để thực hiện được giấc mơ vào đại học cháy bỏng của mình, nhiều năm qua, với nghị lực phi thường, cậu học trò từng là nạn nhân của bom mìn chiến tranh đã đấu tranh, nỗ lực không biết mệt mỏi.
“Lai khi ấy đang là học sinh lớp 4, khi cùng với 3 người anh em họ chơi đùa trên bãi cát thì giẫm phải bom mìn, 2 trong số đó tử vong tại chỗ, một bị thương nhẹ, còn Lai cũng chịu hậu quả rất nặng. Mặc dù được người dân địa phương kịp thời đưa đi cấp cứu nhưng quả bom ác nghiệt kia đã lấy đi của Lai gần như cả đôi chân và 1 cánh tay, 1 con mắt... Cánh tay phải còn lại của Lai cũng bị thương tật hết sức nặng nề” - bác Hanh rơm rớm nước mắt kể.
Sau 4 năm tích cực điều trị vật lý trị liệu và luyện tập phục hồi chức năng, Lai đã có thể tiếp tục trở lại trường làng trên xe lăn. Với nghị lực phi thường và kết quả học tập tích cực của mình, Lai được vào học tại Trường THPT Lê Lợi, TP.Đông Hà, cách nhà gần 20 cây số. Cả 3 năm học Lai đều đạt học lực loại khá.
Chắp cánh cho con vào đại học
Mặc dù cuộc sống gia đình khăn, đang thuộc diện hộ cận nghèo của xã, nhưng bác Hanh vẫn cố gắng nỗ lực lao động và vay mượn ngân hàng để 5 đứa con được ăn học đến nơi đến chốn.
Hiện tại 3 đứa con của vợ chồng bác Hạnh đã tốt nghiệp đại học. Người con út (em của Lai) cũng là sinh viên một trường Cao đẳng. Cả 3 người con đã tốt nghiệp vẫn lo làm lụng để có tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học và trả nợ, nên chưa ai lập gia đình.
“Đứa nào cũng chăm lo học hành nên vợ chồng tôi phải cố gắng chắp cánh ước mơ cho con" - bác Hanh nghẹn ngào nói.
Trong ngày thi đầu tiên, bác Hanh báo tin vui là “Sáng nay được một thầy giáo ở Đại học Đà Nẵng cho biết Lai sẽ được xét đặc cách vào đại học”. Biết được tin này bác rất hạnh phúc vì ước mơ của con trai đang thành hiện thực, nhưng cũng ngổn ngang những nỗi lo phía trước về nơi ăn chốn ở, đi lại của con trong những năm tháng sống xa nhà…
“Lai có thể đi lại bằng đôi chân giả trong đoạn đường ngắn, còn lại phải cậy vào xe lăn. Tay của Lai cũng chỉ cử động và làm được những việc nhẹ phục vụ cho cá nhân. Ba năm THPT Lai đã phải thuê nhà trọ học nhưng nó chưa bao giờ có ý nản lòng. Bác tin vào ý chí và nghị lực của con mình”.
Sĩ tử ngồi trên xe lăn có nghị lực phi thường đến từ tỉnh Quảng Trị này là Hồ Văn Lai (SN 1990), một thí sinh bị thương tật do tai nạn bom mìn. Lai ngồi trên xe lăn với sự giúp đỡ của bố, đã làm nhiều sĩ tử và người nhà tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, TP.Đà Nẵng xúc động và cảm phục.
Thí sinh Hồ Văn Lai
Ít ai biết rằng, để thực hiện được giấc mơ vào đại học cháy bỏng của mình, nhiều năm qua, với nghị lực phi thường, cậu học trò từng là nạn nhân của bom mìn chiến tranh đã đấu tranh, nỗ lực không biết mệt mỏi.
“Lai khi ấy đang là học sinh lớp 4, khi cùng với 3 người anh em họ chơi đùa trên bãi cát thì giẫm phải bom mìn, 2 trong số đó tử vong tại chỗ, một bị thương nhẹ, còn Lai cũng chịu hậu quả rất nặng. Mặc dù được người dân địa phương kịp thời đưa đi cấp cứu nhưng quả bom ác nghiệt kia đã lấy đi của Lai gần như cả đôi chân và 1 cánh tay, 1 con mắt... Cánh tay phải còn lại của Lai cũng bị thương tật hết sức nặng nề” - bác Hanh rơm rớm nước mắt kể.
Sau 4 năm tích cực điều trị vật lý trị liệu và luyện tập phục hồi chức năng, Lai đã có thể tiếp tục trở lại trường làng trên xe lăn. Với nghị lực phi thường và kết quả học tập tích cực của mình, Lai được vào học tại Trường THPT Lê Lợi, TP.Đông Hà, cách nhà gần 20 cây số. Cả 3 năm học Lai đều đạt học lực loại khá.
Chắp cánh cho con vào đại học
Mặc dù cuộc sống gia đình khăn, đang thuộc diện hộ cận nghèo của xã, nhưng bác Hanh vẫn cố gắng nỗ lực lao động và vay mượn ngân hàng để 5 đứa con được ăn học đến nơi đến chốn.
Hiện tại 3 đứa con của vợ chồng bác Hạnh đã tốt nghiệp đại học. Người con út (em của Lai) cũng là sinh viên một trường Cao đẳng. Cả 3 người con đã tốt nghiệp vẫn lo làm lụng để có tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học và trả nợ, nên chưa ai lập gia đình.
“Đứa nào cũng chăm lo học hành nên vợ chồng tôi phải cố gắng chắp cánh ước mơ cho con" - bác Hanh nghẹn ngào nói.
Trong ngày thi đầu tiên, bác Hanh báo tin vui là “Sáng nay được một thầy giáo ở Đại học Đà Nẵng cho biết Lai sẽ được xét đặc cách vào đại học”. Biết được tin này bác rất hạnh phúc vì ước mơ của con trai đang thành hiện thực, nhưng cũng ngổn ngang những nỗi lo phía trước về nơi ăn chốn ở, đi lại của con trong những năm tháng sống xa nhà…
“Lai có thể đi lại bằng đôi chân giả trong đoạn đường ngắn, còn lại phải cậy vào xe lăn. Tay của Lai cũng chỉ cử động và làm được những việc nhẹ phục vụ cho cá nhân. Ba năm THPT Lai đã phải thuê nhà trọ học nhưng nó chưa bao giờ có ý nản lòng. Bác tin vào ý chí và nghị lực của con mình”.
(theo k14)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét