Giáo sư Muhammad Yunus, Đại học Nam Tennessee.
Bạn biết thế nào rồi đấy, công việc của bạn đang thuận tiện, trôi chảy thì bỗng nhiên bạn không đạt được chỉ tiêu, doanh số bán hàng sụt giảm, việc thay đổi nhân viên liên tục diễn ra.
Nhưng bạn vẫn đang làm những cái bạn từng làm trước đây. Bạn vẫn đang áp dụng phương pháp làm việc rất hiệu quả nhưng bỗng nhiên nó cũng không còn tác dụng nữa.
Bạn phải làm gì? Trước tiên bạn phải ý thức được những cái còn hiệu quả và những cái đang thay đổi. Sự thay đổi diễn ra nhanh tới mức mà bạn không kịp nhận ra nó cho tới khi quá muộn. Bạn hãy cảnh giác với điều này, hãy sẵn sàng và chuẩn bị thích ứng một cách nhanh chóng. Bạn phải nắm bắt được:
* Phát minh mới nhất trong ngành
* Công nghệ mới
* Ứng dụng mới
* Phương pháp mới
* Việc thay đổi doanh số bán hàng, xu hướng thị trường, thay đổi về nhân viên, mục tiêu và dự thảo ngân sách.
Bạn đừng luôn đi theo một lối mòn, nếu cần hãy sẵn sàng thay đổi liên lục. Nhà quản lý tốt là người sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng và tài tình. Nếu bạn không làm được như vậy thì bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Quy tắc này có thể áp dụng cho mọi việc, ví dụ như phong cách quản lý nhân viên. Bạn có thể duy trì một cách quản lý nào đó với nhân viên trong nhiều năm và nó tỏ ra có hiệu quả nhưng bỗng nhiên nó không còn phù hợp và không đem lại kết quả như ý.
Bạn có thể cố gắng duy trì phong cách quản lý đó nhưng kết quả là bạn sẽ đánh mất nhân viên của bạn. Tốt hơn là bạn cứ sẵn sàng từ bỏ phong cách cũ và áp dụng phong cách mới. Điều này có nghĩa là bạn phải thay đổi một cách tùy cơ ứng biến, linh hoạt.
Nếu chúng ta luôn mong muốn tạo nên sự thay đổi trong công việc thì thỉnh thoảng chúng ta sẽ thay đổi mà không nhận ra sự thay đổi đó. Chúng ta phải tỉnh táo đối với những thay đổi ngầm bên trong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét